Sản xuất điện bằng ốc sên

Đường trong máu của một con ốc sên được tận dụng để tạo ra điện cho những điện cực đặc biệt trong cơ thể nó. Ý nghĩa của phát hiện này là một ngày nào đó cơ thể chúng ta cũng sẽ làm ra điện.

>>> Ốc sên khổng lồ gieo rắc nỗi lo tại Mỹ

Evgeny Katz, một giáo sư hóa học của Đại học Clarkson tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp dùng giấy Bucky - một vật liệu có khả năng dẫn điện được tạo nên từ những ống nano carbon - để chế tạo các điện cực siêu nhỏ. Với sự tác động của một số enzyme nhất định, các điện cực có thể tạo ra điện bằng cách sử dụng đường glucose và oxy trong máu của ốc sên, Innovation News Daily đưa tin.

Sau đó nhóm nghiên cứu cấy các điện cực vào cơ thể ốc sên. Với sự hiện diện của các điện cực, ốc sên có thể bò khắp mọi nơi và sống bình thường mà vẫn sản xuất điện.


Nhóm nghiên cứu sử dụng hai chiếc kẹp để đo lượng
điện mà con ốc sên sản xuất. (Ảnh: Innovation News Daily)

"Con ốc sên của chúng tôi sống được vài tháng sau khi chúng tôi cấy điện cực vào cơ thể nó. Trong khoảng thời gian ấy nó thực hiện mọi hành vi như bò, ăn, uống", Katz phát biểu.

Lượng điện mà ốc sên sản xuất nhỏ hơn rất nhiều so với một quả pin AAA, song nhóm của Katz hy vọng lượng điện sẽ tăng trong các thử nghiệm sắp tới.

"Trong tương lai pin nhiên liệu có thể hoạt động bên trong cơ thể những động vật bé nhỏ như côn trùng, ốc sên, giun để cung cấp điện cho các cảm biến và thiết bị phát tín hiệu", giáo sư Katz bình luận.

Đây là lần đầu tiên giới khoa học chứng minh được rằng cơ thể động vật sống có thể tạo ra điện một cách bền vững trong vài tháng. Nếu những con ốc sên có thể sản xuất lượng điện đủ lớn để vận hành những thiết bị điện tử nhỏ xíu, chúng có thể mang theo cảm biến, máy dò để ngăn chặn những âm mưu khủng bố. Như vậy, ốc sên vừa là pin sống, vừa là "tai" và "mắt" của lực lượng an ninh.

Bộ Quốc phòng Mỹ vừa tài trợ một nghiên cứu nhằm sản xuất điện từ động tác đập cánh của con gián. Nhược điểm của phương pháp này là quá trình sản xuất điện sẽ gián đoạn nếu gián ngừng đập cánh. Ngược lại, những quả pin nhiên liệu trong cơ thể động vật có khả năng sản xuất điện liên tục khi động vật còn sống.

"Một ngày nào đó pin nhiên liệu sử dụng đường glucose sẽ cấp điện cho những thiết bị được cấy vào cơ thể người", Katz tuyên bố.

Theo VNE, innovationnewsdaily
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video