Lần thứ hai trong năm nay, Đại học Western Ontario Meteor Group đã quay được một đoạn phim cực kỳ hiếm ghi lại hình ảnh một sao băng rơi xuống Trái Đất. Các nhà thiên văn học nhận định rằng quả cầu lửa nói trên để lại những thiên thạch ở phía Bắc Guelph, Ontario, Canada, có tổng khối lượng khoảng vài trăm gam.
Ban Vật lý và Thiên văn học tại Western có một mạng lưới quan sát bầu trời nằm ở phía Nam Ontario với nhiệm vụ quét và tìm kiếm sao băng.
Thứ 4 ngày 15 tháng 10, vào lúc 5:28 a.m, cả 7 máy quay của mạng lưới sao băng phía Nam Ontario đã ghi được hình ảnh một quả cầu lửa sáng, di chuyển chậm trên bầu trời.
Giáo sư Peter Brown và Phil McCausland, một nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ về khoa học trái đất, hy vọng vào sự trợ giúp của dân chúng địa phương để tìm kiếm những thiên thạch rơi xuống.
05:28 am, sáng thứ Tư, ngày 15 tháng 10, cả 7 máy quay của mạng lưới sao băng Ontario phía Nam (SOMN) đã ghi lại một quả cầu lửa sáng, di chuyển với tốc độ chậm trên bầu trờ. Quả cầu lửa đi từ phía trên bên trái (Bắc) sang bên phải (Tây) kết thúc gần mặt trăng (vật thể sáng nhất phía trên bên phải). (Ảnh: Đại học Western Ontario, Mạng lưới sao băng phía Nam Ontario). |
McCausland giải thích: “Đây là một quả cầu lửa di chuyển khá chậm và thâm nhập sâu vào khí quyển Trái Đất. Hầu hết sao băng đều cháy rụi ở độ cao 60 hoặc 70km so với mặt đất. Sao băng nóit trên đã thâm nhập vào khí quyển tới độ cao khoảng 37 km và đã chậm lại đáng kể, vì vậy rất có thể ít nhất một hoặc thậm chí một vài thiên thạch nhỏ đã rơi xuống mặt đất”.
Bằng cách quan sát đường đi của vật thể do máy quay ghi lại, các nhà nghiên cứu có thể lần ngược trở lại để tìm hiểu quỹ đạo của sao băng trước khi nó va chạm với Trái Đất.
McCausland cho biết: “Thiên thạch có quỹ đạo dạng tiểu hành tinh đi qua Trái Đất, vì vậy chúng tôi cho rằng đó là một thiên thạch đá”.
Vào tháng 3, mạng lưới máy quay đã ghi được hình ảnh một sao băng rơi xuống Trái Đất và đâm xuống khu vực Parry Sound.