Sao chổi 45P áp sát Trái đất phát ánh sáng xanh huyền ảo

Sao chổi 45P đang trên đường lao qua Trái đất và sẽ phát ra ánh sáng xanh huyền hoặc trên bầu trời đêm.

Theo Sputnik, sao chổi 45P/Honda-Mrkos-Pajdusakova, được đặt tên theo ba nhà thiên văn học phát hiện ra sao chổi này năm 1948, sẽ hiện rõ trên bầu trời đêm từ ngày 9/2 đến 12/2. Ánh sáng xanh lá lạ mắt này là kết quả của C2, một dạng khí của than chì.


Hình ảnh sao chổi 45P phát ánh sáng xanh huyền ảo trên bầu trời.

Mỗi 5,25 năm, sao chổi 45P quay hết một vòng quanh Mặt trời. Trên hành trình quanh quanh Mặt trời trong năm nay, sao chổi 45P sẽ gần Trái đất nhất ở khoảng cách 12,43 triệu km, trở thành sao chổi thứ 8 gần Trái đất nhất kể từ khi hoạt động theo dõi bắt đầu từ năm 1950.

Với ống nhòm hay kính thiên văn, những người săn lùng sao chổi sẽ không gặp khó khăn trong việc phát hiện ngôi sao chổi chạy đua qua bầu trời này bởi sao chổi 45P sẽ xuất hiện như một quả cầu màu xanh lá có đuôi di chuyển với vận tốc 82.000km/h.

Theo SpaceWeather.com, dù có kích thước nhỏ song sao chổi 45P sẽ dễ quan sát do khoảng cách của sao chổi này so với Trái đất. Các nhà dự báo cho biết, có thể quan sát sao chổi 45P bằng mắt thường khi sao chổi này xuất hiện trên bầu trời trước thời điểm bình minh trong tuần này.

Tháng 8/2011, sao chổi 45P áp sát Trái đất ở khoảng cách 8,98 triệu km.

Cập nhật: 10/02/2017 Theo baotintuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video