Sao chổi màu xanh lục sắp bay qua Trái đất

Sao chổi C/2020 F8 (SWAN) sẽ tiếp cận gần Trái Đất nhất vào giữa tháng 5 trước khi lao về phía Mặt Trời và phân rã.

Sao chổi "Thiên Nga", tên chính thức là C/2020 F8, được phát hiện vào cuối tháng 3 bởi nhà thiên văn học Michael Mattiazzo. Tất cả các dấu hiệu cho thấy nó có thể sẽ là sao chổi sáng nhất trong năm 2020.

Sao chổi là các thiên thể được làm từ đá và băng, phần lớn cuộc đời của chúng cách xa Mặt trời. Khi tới gần một ngôi sao, nó sẽ nóng lên, "thăng hoa" phần băng bên trong lõi của chúng, phần khí và bụi sẽ bị đẩy ra phía sau tạo thành phần đuôi dài hàng triệu km.

C/2020 F8 là một thiên thể tương đối nhỏ có màu xanh lục, được phát hiện lần đầu tiên vào tháng trước bởi nhà thiên văn học nghiệp dư Michael Mattiazzo dựa trên các quan sát từ thiết bị SWAN trên Tàu quan sát Mặt Trời và Nhật quyển. Tính đến ngày 5/5, sao chổi chỉ còn cách Trái đất khoảng 98 triệu km và bay với tốc độ 137.000km/h.


Sao chổi C/2020 F8 chụp ngày 2/5. (Ảnh: Damian Peach).

Theo tính toán của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), C/2020 F8 sẽ tiếp cận gần Trái Đất nhất vào ngày 13/5 ở khoảng cách 85 triệu km với độ sáng có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Một vài tuần sau đó, thiên thể đạt tới điểm cận nhật (vị trí gần Mặt Trời nhất) ở khoảng cách 64 triệu km tính từ ngôi sao.

Khi sao chổi di chuyển tới gần Mặt Trời, nó sẽ bị phân rã với lượng phóng xạ tăng cao. Quá trình này giải phóng khí bụi, hình thành hai chiếc đuôi phía sau sao chổi và tạo ra một bầu khí quyển tạm thời - được gọi là coma - xung quanh hạt nhân của vật thể.

Trong khi đuôi khí được hình thành do tác động của các hạt tích điện từ gió Mặt Trời lên các phân tử khí do sao chổi giải phóng, đuôi bụi là kết quả của sự tương tác giữa các hạt photon phát ra từ Mặt Trời với bụi bốc lên từ coma, nhóm nghiên cứu giải thích.

"Ngay bây giờ, C/2020 F8 có thể được nhìn thấy qua ống nhòm và kính viễn vọng ở Nam bán cầu", Rick Fienberg, phát ngôn viên từ Hiệp hội Thiên văn học Mỹ cho biết. Cường độ sáng của sao chổi đang tăng dần và trên lý thuyết, nó có thể được quan sát bằng mắt thường khi tiếp cận gần Trái đất nhất.

Tuy nhiên, khả năng nhìn thấy sao chổi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bóng tối, điều kiện bầu trời quang đãng hay kích thước của vật thể.

Hiện chưa rõ liệu sao chổi này có thể sống sót sau cuộc chạm trán gần nay hay không. Nhưng nếu vượt qua được, nó sẽ trở nên sáng hơn nữa nếu quan sát từ bán cầu bắc.

Cập nhật: 27/05/2020 Theo VnExpress/VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video