Các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện ra rằng sao Hỏa từng tồn tại rất nhiều khí CO2. Đây là bằng chứng giúp củng cố thêm giả thuyết về sự sống từng tồn tại trên Hành tinh đỏ.
>>> Trên Sao Hỏa từng tồn tại lượng lớn carbon dioxid
>>> Bề mặt sao Hỏa tồn tại chất hữu cơ
>>> Mỹ sắp phóng tàu lên sao Hỏa
Sao Hỏa từng tồn tại rất nhiều CO2. (Ảnh: Telegraph).
Nhóm nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện ra những lớp đá chứa khoáng chất carbonate ở độ sâu vài km dưới bề mặt sao Hỏa. Trước đó, các nhà khoa học cũng đã phát hiện thấy một số lượng nhỏ chất này trên bề mặt của Hành tinh đỏ. Đây có thể là những bằng chứng cho thấy sự sống từng tồn tại trên sao Hòa từ cách đây hàng triệu năm.
Các nhà khoa học đã sử dụng những dữ liệu vệ tinh quan sát sao Hỏa để phân tích điều kiện địa chất của miệng núi lửa Layton nằm gần khu vực núi lửa lớn nhất trên sao Hỏa Syrtis Major. Khu vực núi lửa này rộng khoảng 1.200 km.
Sau khi phân tích những dữ liệu thu được, các nhà khoa học phát hiện một lượng lớn khoáng chất carbonate phân bố rộng khắp ở độ sâu khoảng 6,4km trong miệng núi lửa Layton. Nhóm nghiên cứu cho rằng những khoáng chất này bị chôn vùi dưới độ sâu như vậy là do các hoạt động phun trào của các núi lửa ở khu vực Syrtis Major cách đây hàng triệu năm.
Theo các nhà khoa học, những khoáng chất carbonate nhiều khả năng có nguồn gốc từ nước hàm chứa lượng lớn carbonate. Chính vì vậy, các nhà khoa học tin tưởng rằng núi lửa ở đầu thời kỳ hình thành nóng hơn nhiều so với sự suy đoán của chúng ta.
"Việc tìm thấy các khoáng chất hydrat ở một số miệng núi lửa trên sao Hỏa cho thấy rằng có thể đã từng tồn tại các hoạt sống trên Hành tinh đỏ vì đây là những điều kiện cần thiết cho một tổ chức sống”, tiến sĩ Paul Niles, thuộc trung tâm vũ trụ Johnson của NASA và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết.