Sao Kim cũng từng có nước, nhưng đã bị một "con quỷ" hút cạn

Không chỉ sao Hỏa, mà sao Kim cũng từng có nước ở trên đó. Và đến nay, các chuyên gia đã tìm ra nguyên nhân vì sao nước biến mất.

Trong hệ Mặt trời, sao Kim chính là hành tinh giống với Trái đất nhất. Ngoại trừ việc hành tinh này nóng gấp 10 lần Trái đất thì kích cỡ và lực trọng trường của cả hai gần như tương đồng.

Tuy vậy, có thể sao Kim trước kia còn giống Trái đất hơn nữa, bởi vì nó có nước. Các chuyên gia tin rằng hành tinh này đã từng có những đại dương khổng lồ, vì khí quyển của nó có chứa deuterium - một đồng vị của hydro có trong biển trên Trái đất.


Sao Kim giống như người chị em của Trái đất, trừ việc không có nước.

Nhưng dù sao thì hiện tại, hành tinh này chắc chắn không thể duy trì sự sống, vì tất cả nước đã biến mất. Và nay, các chuyên gia đã tìm ra lý do vì sao.

Nước trên sao Kim đã biến đi đâu?

Lý giải đầu tiên nhiều người đưa ra đơn giản là nước trên sao Kim đã bị bốc hơi hết, vì nhiệt độ của hành tinh này lớn gấp 10 lần Trái đất cơ mà.

Nhưng nếu vậy, các phân tử nước phải lưu dấu rất nhiều trong bầu khí quyển. Đằng này, bầu khí quyển của sao Kim ít nước hơn Trái đất tới 100.000 lần.

Vậy là các chuyên gia lại đưa ra một lý giải khác, đó là những cơn gió Mặt trời đã thổi bay toàn bộ hơi nước trên sao Kim.


Bầu khí quyển của sao Kim ít nước hơn Trái đất tới 100.000 lần.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí Geophysical Research, gió Mặt trời không phải là thủ phạm, mà đó thực chất là những cơn gió ion - còn gọi là gió điện (electric wind) trên bề mặt hành tinh.


Trên sao Kim, những cơn gió ion mạnh gấp 5 lần Trái đất, với điện thế lên tới 10 volts.

Gió ion là dòng các ion chuyển động không ngừng và liên tục, va đập với các phân tử trong không khí, tạo thành gió. Gió ion trên Trái đất cũng có, nhưng tác động chưa bao giờ đáng kể.

Còn trên sao Kim, những cơn gió ion mạnh gấp 5 lần Trái đất, với điện thế lên tới 10 volts. Theo Glyn Collinson - chủ nhiệm nghiên cứu: "Chúng tôi nhận ra những cơn gió mang điện tích - thứ vốn chỉ tồn tại trong máy móc trên Trái đất, chính là con quỷ hút cạn nước trên sao Kim".


Gió ion của sao Kim chính là con quỷ hút cạn nước.

Các chuyên gia hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao những cơn gió ion tại đây lại mạnh như vậy, nhưng có thể là do hành tinh này nằm quá gần Mặt trời.

Nghiên cứu có ý nghĩa gì?

Các khoa học gia tin rằng phát hiện này rất quan trọng trong hành trình khám phá vũ trụ, mà cụ thể hơn là khám phá các hành tinh ngay trong hệ Mặt trời của chúng ta.


NASA đã định xây dựng căn cứ nổi trên sao Kim.

Sao Kim vốn là một trong những ứng cử viên hàng đầu để phục vụ cho quá trình di cư của nhân loại. Dù cho bề mặt hành tinh rất nóng, nhưng nếu chỉ xây dựng căn cứ nổi trong bầu khí quyển thì hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên, phát hiện mới này sẽ khiến kế hoạch du hành sao Kim bị phá sản. Theo Glyn A. Collinson - chuyên gia của NASA:

"Thật đáng kinh ngạc. Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng những cơn gió ion có thể mạnh đến mức quét sạch oxy của hành tinh ra ngoài vũ trụ".

Cập nhật: 18/08/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video