Sao Thổ soán ngôi sao Mộc về số vệ tinh xoay quanh

Số tiểu hành tinh xoay quanh sao Thổ là 82, vượt qua con số 79 "Mặt Trăng" xoay quanh sao Mộc được ghi nhận trước đó. Đây cũng là kỷ lục mới được ghi nhận trong Hệ Mặt trời.

Các nhà thiên văn học mới đây phát hiện thêm 20 khối đá xoay quanh sao Thổ, khiến hành tinh này trở thành vật chủ của nhiều vệ tinh nhất trong Hệ Mặt trời. Số tiểu hành tinh xoay quanh sao Thổ đã được nâng lên 82, vượt qua kỷ lục 79 hành tinh quanh sao Mộc, theo Guardian.

Nhà thiên văn học Scott Sheppard, người chịu trách nhiệm chính về công trình nghiên cứu tại Viện khoa học Carnegie ở Washington DC, cho biết “những vệ tinh này ở rất xa sao Thổ", mỗi tiểu hành tinh ở cách khoảng 5km.


Sao Thổ hiện là hành tinh có nhiều vệ tinh xoay quanh nhất trong Hệ Mặt trời. (Ảnh: NASA).

Khi Hệ Mặt trời hình thành, lượng lớn bụi và khí bao quanh Mặt Trời đã kết tụ lại thành 8 hành tinh như hiện nay. Ông Sheppard tin rằng ngay sau khi sao Thổ hình thành hơn 4 tỷ năm trước, các tiểu hành tinh và sao chổi đã bị trọng lực của sao Thổ hút và xoay quanh nó kể từ đó.

Tại thời điểm đó, tùy thuộc vào góc độ tiếp cận, sao chổi và tiểu hành tinh đi lạc quá gần Sao Thổ sẽ có quỹ đạo hoàn toàn khác nhau. Chỉ có ba trong số các vệ tinh nói trên có quỹ đạo thuận với sao Thổ, nghĩa là quay cùng chiều với quỹ đạo của vật chủ.

Mười bảy vệ tinh còn lại nằm trong quỹ đạo nghịch, nghĩa là quay ngược chiều với quỹ đạo của sao Thổ. Một tiểu hành tinh trong số đó là vệ tinh nằm cách xa sao Thổ nhất từng được ghi nhận.

Cập nhật: 08/10/2019 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video