Sẽ không còn hổ ở châu Á

Theo báo cáo của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF), số lượng hổ tại lưu vực sông Mekong, bao gồm Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, đã giảm xuống 1 cách đáng báo động từ 1200 con (1998) xuống chỉ còn khoảng 350 con (2010).

Số lượng hổ giảm mạnh chỉ trong hơn một thập niên

So với năm 1998, số lượng hổ tại 5 quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong đã giảm hơn 70%. Điều này kéo theo lượng hổ trên thế giới giảm xuống còn 3200 con so với 5000 con 10 năm về trước. Bảng báo cáo cho biết, nhu cầu sử dụng các bộ phận của hổ phục vụ cho Đông y ngày càng tăng cao cộng với môi trường sống tự nhiên của hổ bị phá vỡ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm này.

Bản báo cáo đã được đưa ra trong Hội nghị bộ trưởng các quốc gia châu Á về bảo tồn loài hổ tại Hua Hin, Thái Lan.


Số lượng hổ đã giảm hơn 70% trong vòng hơn một thập kỉ tại lưu vực sông Mekong.
Theo báo cáo của WWF, tổng lượng hổ của 5 quốc gia ở khu vực này chỉ còn 350 con.
Ảnh: Malaysianinfocus.com

Loài hổ trên bờ vực tuyệt chủng

Ông Nick Cox, điều phối viên của Chương trình Bảo tồn hổ lưu vực sông Mekong, phát biểu: “Các hành động dứt khoát phải được thực hiện để đảm bảo cho biểu tượng của châu Á này tiếp tục tồn tại trước khi quá muộn”. Ông nói thêm: “Nếu chúng ta không hành động ngay lúc này, hổ ở Việt Nam, Lào và Campuchia sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm con hổ tiếp theo, tức năm 2022”.


Đếm ngược tới ngày tuyệt chủng. Ảnh: WWF.org

Loài hổ vùng Trung Đông xa xưa được tìm thấy rất nhiều dọc lưu vực sông Mekong. Tuy nhiên ngày nay, số lượng hổ hoang dã chỉ còn không quá 30 cá thể ở mỗi quốc gia. Số còn lại chủ yếu tập trung ở dãy Kayah Karen Tenasserim dọc biên giới Thái Lan và Myanmar.

Thời gian vẫn còn để đảo ngược tình thế

Mặc dù tình hình đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, các chuyên gia tin rằng vẫn chưa quá muộn để cứu lấy loài hổ đang sinh sống tại lưu vực sông Mekong. Đây là nơi có diện tích hổ sinh sống cao nhất trên thế giới, khoảng 540.000km2, gần bằng diện tích nước Pháp, và là nơi ưu tiên cho mọi nỗ lực bảo tồn loài hổ hiên nay.

Loài hổ ở khu vực này có khả năng phục hồi chỉ khi các quốc gia thực sự nỗ lực hợp tác và thực hiện với quy mô lớn. Ngoài ra các hoạt động bảo vệ con mồi của hổ cũng như hệ sinh thái nói chung cũng rất cần thiết”, Cox nói.

WWF yêu cầu chính phủ các nước phải nhân đôi số lượng hổ hoang dã đến năm 2022

Tại cuộc họp, WWF yêu cầu bộ trưởng của 13 quốc gia có hổ đang sinh sống phải chịu trách nhiệm nhân đôi số lượng hổ cho đến năm 2022. Các quốc gia này bao gồm Bangladesh, Butan, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepan, Nga, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Hội nghị Bộ trưởng các quốc gia châu Á về Bảo tồn loài hổ lần thứ nhất được tổ chức từ ngày 27 đến 30 tháng 1 năm ngoái là một phần của quá trình chính trị toàn cầu nhằm bảo vệ loài hổ trong tương lai. Những nỗ lực này được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh tại Vladivostok, Nga vào tháng 9. Hội nghị này được chủ trì bởi Bộ trưởng Nga Vladimir Putin và người đồng tổ chức Robert Zoellick – chủ tịch ngân hàng thế giới.

Đây là một cơ hội lớn để các nước ra tay hành động nhằm đảo ngược tình hình", Mike Baltzer, người đứng đầu Hội liên minh bảo vệ hổ toàn cầu của WWF phát biểu. “Nhưng để thực hiên được điều này, chúng ta phải ngừng các hoạt động buôn bán các bộ phận của hổ, các hành vi săn bắn trái phép và bảo vệ môi trường sống của loài hổ”.

Theo Bee.net
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video