Siêu tân tinh “anh họ” hoang dã của SN 1987A

Các nhà thiên văn học mới đây đã phát hiện ra họ hàng của một ngôi sao nổ quái đản đã từng được cho là chỉ có duy nhất trong vũ trụ. Trong suốt hơn hai thập kỷ họ đã nghiên cứu kỹ lưỡng siêu tân tinh 1987A – ngôi sao nổ không giống bất cứ một ngôi sao nào. Thay vì trở nên mờ nhạt dần theo thời gian, 1987A lại rực sáng hơn nhờ tia X và bước sóng rađio.

Siêu tân tinh SN 1996cr được Franz Bauer chú ý đặc biệt vào năm 2001. Bauer nhận thấy có một nguồn sáng biến đổi ở thiên hà xoắn ốc Circinus khi quan sát tại Đài quan sát tia X Chandra (NASA). Mặc dù nguồn sáng có những đặc điểm ngoại lệ nhưng Bauer cùng các cộng sự tại bang Pennsylvania lại không thể tự tin nhận diện bản chất của nó vào thời điểm đó.

Vài năm sau Bauer cùng nhóm nghiên cứu của mình mới có thể khẳng định rằng vật thể đó là một siêu tân tinh. Đầu mối thu được từ quang phổ của kính viễn vọng cực lớn VLT (ESO) đã thúc giục nhóm nghiên cứu tiến hành công việc trinh thám bằng cách tìm kiếm dữ liệu từ 18 kính viễn vọng khác nhau ở cả trên mặt đất và trong vũ trụ. Hầu như tất cả các kính viễn vọng đều có thông tin về vật thể kỳ lạ. Do vật thể đó được phát hiện trong một thiên hà gần kề, nên các kính viễn vọng nói trên có vô vàn dữ liệu lưu trữ về nó.

SN 1996cr nằm trong số các siêu tân tinh sáng nhất từng được phát hiện dưới ánh sáng tia X và rađio. Nó cũng mang nhiều đặc điểm tương đồng với siêu tân tinh nổi tiếng SN 1987A hiện diện ở ngân hà “hàng xóm” nằm cách Trái Đất chỉ 160.000 năm ánh sáng.

Bauer cho biết: “Siêu tân tinh này có lẽ là anh em họ của siêu tân tinh SN 1987A. Hai siêu tân tinh giống nhau ở nhiều đặc điểm, nhưng siêu tân tinh mới được phát hiện về bản chất có tia X và rađiô sáng hơn hàng ngàn lần”.

Các bức ảnh lưu trữ từ Kính viễn vọng Anglo-Australia tại Australia cho thấy SN 1996cr phát nổ vào khoảng ngày 28 tháng 2 năm 1995 đến ngày 15 tháng 3 năm 1996, nhưng nó là một trong năm siêu tân tinh gần nhất trong vòng 25 năm qua không được quan sát thấy sau khi vụ nổ xảy ra một khoảng thời gian ngắn. 

Trên là ảnh ghép thể hiện vùng trung tâm của thiên hà Circinus gần đó nằm cách khoảng 12 triệu năm ánh sáng. Ảnh từ Đài quan sát tia X Chandra (NASA) có màu xanh lục, còn ảnh từ kính viễn vọng không gian Hubble (NASA/ESA) có màu vàng (dải I), đỏ (vùng phát khí hiđrô), lục cảm (dải V) và xanh lục nhẹ (vùng phát khí ôxy). Nguồn sáng xanh lục nằm gần góc phải bên dưới bức ảnh là siêu tân tân SN 1966cr, cuồi cùng người ta cũng đã nhận diện được nó sau khi nó phát nổ hơn một thập kỷ. Siêu tân tinh lần đầu tiên thu hút được chú ý đặc biệt vào năm 2001, khi đó nó là một vật thể sáng biến đổi nhưng nó chỉ được công nhận là một siêu tân tinh nhiều năm sau đó khi mà quang phổ do Kính viễn vọng cực lớn VLT (ESO) cung cấp các đầu mối khiến nhóm nghiên cứu bắt tay vào công việc trinh thám thực sự. Họ đã tìm kiếm các dữ liệu từ 18 kính viễn vọng khác nhau được đặt ở cả trên mặt đất và trong vũ trụ. SN 1996cr là một trong những siêu tân tinh gần nhất trong vòng 25 năm qua. (Ảnh: tia X (NASA/CXC/Columbia/F.Bauer et al); ánh sáng quan sát được (NASA/STScI/UMD/A.Wilson et al.))

Các đài quan sát tia X khác đang trong quỹ đạo như ROSAT và ASCA không phát hiện ra SN 1996cr, nhưng kể từ khi nó được Đài quan sát Chandra phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001 nó dần dần trở nên sáng hơn. Trước đó SN 1987A là siêu tân tinh duy nhất có lượng tia X phát ra tăng dần theo thời gian. Bauer nói: “Đây là một kỳ tích khi phát hiện SN 1996cr, chúng tôi sẽ không thể nào nhận diện được nó nếu như không có các dữ liệu từ kính viễn vọng. Chúng ta thực sự đã tiến vào thế kỷ ; thiên văn học internet’”.

Các dữ liệu kết hợp cùng với nghiên cứu giả thuyết đã giúp nhóm nghiên cứu của Bauer xây dựng một mô hình phát nổ. Trước khi sao mẹ phát nổ, nó xua đám khí xung quanh đi tạo nên khoang lớn, có thể nhờ gió hoặc từ một vụ nổ khi nó ở cuối cuộc đời. Do đó làn sóng chấn động từ vụ nổ có thể lan truyền mạnh mẽ trong cái khoang đó mà không bị cản trở. Một khi làn sóng chấn động chạm tới vùng vật chất đậm đặc bao quanh SN 1996cr, tác động khiến hệ thống phát sáng rực rỡ hơn khi phát ra tia X và sóng rađiô. Tia X và sóng rađiô phát ra ở SN 1987A mờ nhạt hơn có lẽ bởi vì vật chất bao quanh nó kém đậm đặc hơn.

Các nhà thiên văn học nghĩ rằng cả SN 1987A và SN 1996cr đều cung cấp bằng chứng cho thấy ngôi sao nổ có giai đoạn làm quang khí trước khi phát nổ. Đây cũng là hai ví dụ cho thấy kiểu phát nổ này có thể khá phổ biến ở giai đoạn cuối đời của các ngôi sao lớn.

Đồng tác giả Vikram Dwarkadas thuộc Đại học Chicago cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi không chỉ cho thấy SN 1987A không quái đản như mọi người vẫn nghĩ, mà nghiên cứu còn cho chúng ta biết nhiều điều về thay đổi lớn mà các ngôi sao khổng lồ có thể trải qua trong cuộc đời”.

Thiên hà Circinus thực chất là một vật thể rất thú vị, nó phóng ra các vành đai khí xung quanh. Circinus nằm cách thiên hà Milky Way 13 triệu năm ánh sáng.

Tham khảo:
F.E. Bauer et al. Supernova 1996cr: SN 1987A's Wild Cousin? The Astrophysical Journal, (in press)

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video