Siêu tàu chở dầu tích hợp trí tuệ nhân tạo đầu tiên tự lái vượt Đại Tây Dương

Prism Courage, tàu chở dầu thương mại nặng 134.000 tấn, đã tự điều khiển từ Vịnh Mexico đến Hàn Quốc bởi hệ thống trí tuệ nhân tạo HiNAS 2.0.

Theo trang Oddity Central (Anh), mới đây, Avikus - công ty con của Tập đoàn công nghệ khổng lồ Hyundai của Hàn Quốc - cho biết tàu Prism Courage, tàu vận chuyển khí đốt tự nhiên, đã trở thành siêu tàu đầu tiên tự vượt biển trên quãng đường dài hơn 10.000km. “Chìa khóa” của thành tựu đáng kinh ngạc này chính là HiNAS 2.0 - hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng phân tích các loại cảm biến khác nhau trong thời gian thực, phản hồi nhanh chóng, hiệu quả và đáng chú ý nhất là tuân thủ mọi quy định của luật hàng hải.


Tàu Prism Courage đã trở thành siêu tàu đầu tiên tự vượt biển trên quãng đường dài hơn 10.000km.

Cũng giống như máy bay, Prism Courage có các “thuỷ thủ” lái tự động rất tiên tiến, có khả năng điều khiển tàu trên các tuyến đường biển một cách ổn định, phản hồi các điểm định tuyến và được trang bị hệ thống lái thông minh định vị GPS. Thậm chí, hệ thống này còn có thể đưa tàu cập cảng trong trường hợp phi hành đoàn không còn có mặt trên tàu hoặc không có khả năng làm việc đó.

Song quy trình chế tạo một con tàu lái tự động hàng chục nghìn km qua Đại Tây Dương phức tạp hơn rất nhiều so với việc lắp đặt chế độ lái tự động.

Ngoài việc điều khiển tàu chở dầu trong thời gian thực, hệ thống HiNAS 2.0 của Avikus còn có khả năng lựa chọn các tuyến đường tối ưu với tốc độ phù hợp nhất để đến đích, bằng cách phân tích dữ liệu thu thập được thông qua các cảm biến tiên tiến. Công nghệ này cũng có thể đánh giá thời tiết và độ cao của sóng, đồng thời không đến quá gần các tàu khác để tránh va chạm.

Prism Courage đã rời Freeport, Texas vào ngày 1/5 và đi qua Kênh đào Panama vào Thái Bình Dương. Sau đó, con tàu di chuyển trong 33 ngày để đến ga Khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) Boryeong ở Hàn Quốc. Hành trình sau đó của con tàu cũng do hệ thống hỗ trợ trí tuệ nhân tạo HiNAS 2.0 xử lý.

Các cơ quan quản lý tàu thuyền của Mỹ và Hàn Quốc đã giám sát và đánh giá hiệu suất của con tàu này. Dữ liệu cho thấy hệ thống trí tuệ nhân tạo đã giúp tăng hiệu suất nhiên liệu lên 7% và giảm phát thải khí nhà kính đến 5%. Hơn nữa, hệ thống này cũng nhận diện chính xác vị trí của các tàu gần đó và có thể điều khiển tàu giảm va chạm khoảng 100 lần.

Thuyền trưởng Young-hoon Koh cho biết: “Công nghệ điều hướng tự động của Avikus đã giúp ích rất nhiều trong thử nghiệm vượt đại dương lần này, đặc biệt là trong việc điều hướng các tuyến đường, tự động thay đổi hướng và tránh các tàu gần đó. Tất cả đều hỗ trợ rất nhiều cho công việc của các thủy thủ trên tàu”.

Được thành lập vào năm 2020, Avikus có thể sản xuất hệ thống điều khiển tàu tự hành chỉ trong thời gian 2 năm. Phiên bản HiNAS mới nhất của công ty này đã được giới thiệu vào đầu năm nay tại triển lãm công nghệ CES 2022. Sau thành công mới này, công ty đã công bố kế hoạch thương mại hóa hệ thống HiNAS 2.0 trong năm nay sau khi nhận được chứng nhận từ Cục Hàng hải Mỹ.

Cập nhật: 10/06/2022 Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video