Sinh vật máu lạnh "chết cứng" trong mùa đông, sống dậy vào mùa xuân

Hẳn nhiều người ngỡ ngàng trước cơ chế "đóng băng" cơ thể của loài sinh vật máu lạnh này.

Khi mùa đông tới, các loài động vật cũng có những phương thức khác nhau để tránh rét như ngủ đông, đào hang dưới lòng đất, di trú tới nơi ấm áp hơn...

Ấy thế nhưng có 1 loài sinh vật "máu lạnh", sở hữu khả năng chịu đựng giá rét tuyệt vời mặc cho nhiệt độ xuống tới âm 14 độ C. Loài sinh vật đó chính là ếch gỗ Alaska.


Ếch máu lạnh "chết" mùa đông, sống lại mùa xuân.

Ít ai ngờ rằng, ếch gỗ Alaska được cho là loài chịu lạnh giỏi nhất trong các loài động vật có xương sống khi nó có thể "hóa đá" trong gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình âm 14 độ C. Và rồi khi mùa đông qua đi, xuân sang - những cá thể ếch này lại hồi sinh 1 cách kỳ diệu.

Cần nói rõ rằng, ếch là 1 loài máu lạnh, thân nhiệt chúng thường biến đổi theo môi trường xung quanh. Nếu nhiệt độ giảm xuống 0 độ C, ếch bắt đầu có hiện tượng đông cứng.

Nhưng ếch ta không hề biến thành 1 cục băng đâu nhé! Theo Livescience, một chuỗi các hiện tượng sẽ xảy ra để bảo vệ ếch để chúng không đông cứng hoàn toàn.

Chỉ vài phút sau khi băng hình thành trên da, gan của ếch gỗ Alaska sẽ bắt đầu biến đổi đường tích trữ glycogen thành glucosen. Glucosen giải phóng từ gan sẽ vận chuyển trong máu đến mọi cơ quan, từ đó giúp bảo vệ tế bào không bị mất nước và dần co lại.


Trong suốt quá trình "ngủ đông" này, khoảng 70% cơ thể của ếch sẽ đóng băng.

Ngay cả khi ếch bị đông cứng, thì tim nó vẫn tiếp tục bơm glucose bảo vệ cơ thể, nhưng rồi quá trình này cũng sẽ chậm dần rồi dừng hẳn.

Tất cả các cơ quan khác trong cơ thể ếch như chuyển hóa, đào thải sẽ ngừng hoạt động. Lúc này, ếch không sử dụng oxy nữa, ếch ta giờ đây hệt như 1 xác chết.

Trong suốt quá trình "ngủ đông" này, khoảng 70% cơ thể của ếch sẽ đóng băng. Nếu trời quá lạnh, ếch cũng có thể sẽ chết, nhưng theo Jon Costanzo - nhà sinh thái học sinh lý thuộc Đại học Miami (Ohio) thì những cá thể ếch có thể tồn tại ở nền nhiệt xuống tới âm 9 - âm 14 độ C.

Khi thời tiết trở nên ấm áp hơn, ếch gỗ Alaska sẽ dần hồi sinh. Nhà sinh thái học Jon Costanzo cho rằng, lúc này ếch sẽ trải qua 1 giai đoạn tái vận động cơ thể.


Chất thải có trong nước tiểu của ếch có vai trò giúp ếch sống sót sau giai đoạn đóng băng.

Khi băng tuyết tan, ếch có thể hơi lờ đờ bởi một số tế bào bị hỏng sẽ được thay thế. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn thắc mắc điều gì khiến trái tim của ếch đập trở lại.

Qua nghiên cứu, giới chuyên gia cho rằng, ure - chất thải có trong nước tiểu của ếch có vai trò giúp ếch sống sót sau giai đoạn đóng băng. Có lẽ, các protein bám vào bên trong, bên ngoài tế bào đã giúp chúng không bị co rút đến kiệt quệ, từ đó chống chọi lại băng giá.

Giới nghiên cứu cho rằng, thông qua việc tìm hiểu cơ chế đóng băng này của loài ếch gỗ, họ sẽ có thể tìm ra phương pháp đông lạnh, rã đông các cơ quan, mô sống để phục vụ cho kỹ thuật cấy ghép ở con người.

Cập nhật: 10/01/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video