Sinh viên phát minh ba lô phản lực dưới nước, giúp bơi 12km/h

Với vận tốc 12km/h, ba lô phản lực dưới nước giúp thợ lặn di chuyển nhanh chóng, có thể phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ.

Từ đồ án môn học, tác giả sinh viên đã đăng ký sáng chế và sắp sửa thương mại trong năm 2019, Daily Mail đưa tin.


Thử nghiệm balo phản lực tại hồ bơi - (Nguồn: DAILY MAIL).

Archie O'Brien - sinh viên ngành thiết kế tại ĐH Loughborough, Anh đã thiết kế ba lô phản lực để di chuyển dưới nước như một phần đồ án môn học.

Dựa trên nguyên lý phản lực, ba lô này liên tục đẩy cơ thể về phía trước với vận tốc khoảng 12km/h.

Người dùng có thể điều chỉnh bằng tay, thậm chí để chế độ điều khiển hành trình (tự động) với tốc độ chậm.

Dự kiến ba lô phản lực được thương mại sớm nhất vào năm 2019.


Balo phản lực dùng pin rời và dễ mang đi xa - (Anh: 3D Hub).

Hợp tác với công ty in 3D, O'Brien thực hiện 45 mảnh ghép tạo nên sản phẩm.

"Trong điều kiện dưới nước, người dùng có thể lắp ráp các phần với thời gian không tới 10 phút. Cánh quạt hay hệ quay của máy bơm ly tâm đều được làm từ vật liệu in 3D, sau đó được gia cố bằng sợi carbon để đảm bảo độ cứng cần thiết" - đại diện 3D Hubs cho biết.


Cơ chế đẩy nước như mô tô nước (jet ski) nhưng có thêm các chế độ tùy chọn - (Nguồn: DAILY MAIL).

Ban đầu, O'Brien muốn đem động cơ phản lực của mô tô nước (jet ski) vào thiết bị, nhưng sau đó anh tự thiết kế hệ thống đẩy tích hợp và tùy chỉnh được.

CUDA hoạt động tương tự phản lực của mô tô nước, hút nước vào và bắn nước về phía sau với tốc độ cao, thông qua ống kim loại. Người dùng có thể mang thiết bị như balo và dùng cơ thể để điều khiển hướng đi.

"Hệ thống đẩy CUDA đã được công nhận bằng sáng chế là balo phản lực dưới nước nhanh nhất thế giới và dễ di động", đại diện ngành thiết kế tại ĐH Loughborough cho biết.


Thiết bị sử dụng pin lithium có thể tháo rời. O'Brien cũng phủ keo epoxy resin và niêm phong silicon trên nắp pin để nước không rỉ vào.

Thiết bị được chạy thử trong bể bơi và ngoài trời suốt nhiều tháng trong năm qua, thậm chí trong điều kiện nhiệt độ rất lạnh. Điều này giúp O'Brien hoàn thiện thiết bị sát với thị trường phổ thông.

Chi phí cho mỗi thiết bị khoảng 17.000 USD nhưng O'Brien chưa cho biết giá bán cụ thể, tuy nhiên sẽ rẻ hơn nhiều với công nghệ đẩy nước truyền thống.

Nhờ công nghệ in 3D, các nhà sáng chế như O'Brien giờ đây có thể tạo ra sản phẩm mẫu đầy đủ tính năng, hoạt động mạnh mẽ. O'Brien tin rằng thiết bị sẽ tiềm năng để phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ.

Cập nhật: 13/07/2018 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video