Các cảm biến chính là một thành phần quan trọng để tạo ra những chiếc điện thoại thông minh ngày nay, và các bộ cảm biến mới được mệnh danh là những chiếc "mũi điện tử" có thể sẽ trở thành tương lai của cảm biến di động cũng như hứa hẹn mang lại nhiều khả năng mới cho điện thoại thông minh.
Công ty Honeywell mới đây đã phát triển thành công một bộ cảm biến cho phép các thiết bị có thể "ngửi" được mùi trong môi trường, được gọi là những chiếc "mũi điện tử". Theo đó, điểm mấu chốt để tạo ra những bộ cảm biến đặc biệt này là việc họ đã thành công trong việc tạo ra một loại máy bơm chân không MEMS mới, có kích nhỏ hơn hàng trăm lần so với trước đây.
Hệ thống cánh quạt nhỏ liti trên máy bơm chân không mới. (Ảnh: mobilemag.com)
Những chiếc "mũi điện tử" này sẽ cung cấp một "tiện ích cảm giác về mùi" cho tất cả các loại thiết bị di động như một máy đo quang phổ, mà triển vọng nhất là trên những chiếc điện thoại thông minh.
"Mũi điện tử" được phát triển bới Honeywell, nằm trong dự án nghiên cứu cấp cao để sử dụng trong quân đội Mỹ (DARPA) có thể giúp các thiết bị phát hiện một độc tố hóa học cụ thể trong mùi hoặc khí như carbon monoxide hay khói thuốc lá. Tuy nhiên, thành quả nghiên cứu có thể áp dụng được trên nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ dành riêng cho lĩnh vực quân đội.
Về cơ bản, bộ cảm biến mùi hay "mũi điện tử" này ở trên điện thoại sẽ thu nhận một mẫu quang phổ kế của tất cả các nguyên tố có trong một mẫu khí cụ thể, sau đó các mẫu này sẽ được đem đối chiếu với một cơ sở dữ liệu với chất phổ biến. Điều này sẽ cho phép bạn có thể phát hiện tất cả mọi chất có trong không khí có thể đang bị ô nhiễm với các hóa chất nguy hiểm chỉ với một chiếc điện thoại và một bộ cảm biến siêu nhỏ.
"Những gì chúng tôi đã cố gắng thực hiện đó là tạo ra một hệ thống máy bơm chân không nhỏ nhất thế giới, giúp tạo ra một khả năng hoàn toàn mới cho các công cụ phân tích", nhà khoa học Wei Yang trong nhóm nghiên cứu của Honeywell cho biết. "Bây giờ, chúng tôi đã tạo ra được hệ thống máy bơm chân không chỉ có kích thước bằng đồng xu và chỉ sử dụng 1 watt điện". Để đạt được điều đó, Honeywell phải tìm ra cách để gắn 100.000 cánh quạt nhỏ xíu trên một chiếc đĩa có kích thước 1cm, và bằng cách nào mà họ thực hiện thành công.
Ảnh: spectrum.ieee.org
"Một trong những điều khiến chúng tôi rất vui mừng đó là việc có thể tích hợp các cảm biến này điện thoại thông minh, về cơ bản những chiếc smartphone sẽ có thêm một cảm giác về mùi và có thể cảm nhận tất cả mọi thứ từ các hóa chất độc hại cho tới phấn hoa để có thể đánh giá được chất lượng không khí nói chung", ông Yang nói.
Mặc dù vậy, ông Yang cũng cho biết công nghệ cảm biến mới này sẽ cần ít nhất vài năm nữa để trở thành hiện thực trên smartphone. Tuy nhiên, nó sẽ là khởi đầu cho thời kỳ mà những thiết bị di động được tích hợp các công nghệ và thiết bị tinh vi hơn và ngày càng hữu ích cho cuộc sống của con người.