Baker là con khỉ đầu tiên sống sót sau khi du hành ngoài không gian và thọ thêm được 15 năm.
NASA mới công bố một số video và hình ảnh về những con tinh tinh, khỉ được gửi vào không gian để thử nghiệm. Trong một video do cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ ghi lại vào tháng 1/1961, Ham, một con tinh tinh đã được huấn luyện, được đặt vào khoang đựng sinh phẩm đặc biệt trước khi bay vào không gian.
Baker - con khỉ đầu tiên sống sót sau khi được bay vào vũ trụ.
Những bức ảnh từ 2 năm trước đó cũng cho thấy một số con khỉ khác đang chuẩn bị cho chuyến đi của chúng lên vũ trụ cùng với Baker, con vật đầu tiên sống sót trở về từ chuyến du hành ngoài không gian.
Ham được các nhân viên của NASA chăm sóc trước khi phóng tên lửa.
Mỹ đã đưa con khỉ đầu tiên có tên Albert vào vũ trụ năm 1948. Tuy nhiên, Albert đã chết vì ngạt thở trong chuyến bay dài 63 km trên tên lửa V2. 11 năm sau, NASA tiếp tục đưa một số con khỉ khác vào không gian nhưng không ai trong số chúng sống sót.
Điều nay đã thay đổi với Baker và Able vào ngày 28/5/1959. Hai con vật đã được gửi lên chuyến bay của chiếc Jupiter PGM-19, tên lửa có thể đạt vận tốc tối đa 16 nghìn km/h. Able đã chết chỉ vài ngày sau khi tên lửa hạ cánh nhưng Baker thì sống thêm được 15 năm và cuối cùng chết vào năm 1984. Baker hiện được chôn cất ở trung tâm Không gian và Tên lửa của Mỹ.
Tên lửa RM-2 đưa Ham lên bầu trời.
Sự sống của Baker đã mở ra cánh cửa cho NASA bắt đầu những thử nghiệm mới, bao gồm trên khỉ, tinh tinh và cả người.
Được lựa chọn từ một nhóm gồm 40 ứng cử viên, Ham trở thành con tinh tinh đầu tiên được đưa vào không gian trên chuyến tên lửa khởi hành từ Cape Canavarel, Florida vào ngày 31/1/1961. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng Ham chỉ phản ứng hơi chậm hơn so với trên trái đất trên chuyến đi dài 16 phút đạt tốc độ tối đa 9.426km/h và đưa nó đi lên hơn 600 km từ địa điểm phóng.
Chú khỉ Ham được thưởng táo sau khi sống sót trở về.
Mặc dù có một số biến chứng bất ngờ trong quá trình bay nhưng Ham vẫn sống sót sau khi hạ cánh và cuối cùng qua đời vào ngày 19/1/1983.