Sốc với nghiên cứu biến chuột thành "sát thủ máu lạnh"

Theo tờ The Washington Post, một nhóm nhà khoa học đã sử dụng phương pháp kiểm soát não bộ để biến khoảng 10 con chuột bình thường trở thành "sát thủ máu lạnh".

​Nhóm khoa học trên gồm có Ivan de Araujo (giáo sư tâm thần học và sinh lý học tại Đại học Yale, Mỹ), Wenfei Han (Đại học Yale) và Milton Canteras (nhà thần kinh học tại Đại học São Paulo, Brazil). Họ đã sử dụng kỹ thuật có tên gọi là optogenetics, sử dụng ánh sáng laser để điều khiển tế bào thần kinh của con chuột, khiến nó nổi điên và cắn xé ​miếng mồi.

Khi tắt luồng ánh sáng, những con chuột rất hiền lành. Chúng thậm chí còn né tránh con mồi. Nhưng khi thứ ánh sáng kia bật lên, những con chuột bỗng trở nên giận dữ và khiến chúng nổi điên, không thể kiểm soát được bản thân. Chúng lao vào cắn xé con mồi hay thậm chí là những món đồ chơi.


Con chuột cắn xé miếng mồi khi luồng ánh sáng chiếu vào bộ não. (Nguồn: The Washington Post).

Nhóm khoa học trên cho biết, họ không cố gắng để tạo ra một con "quái vật" thông qua phương pháp trên mà chỉ cố gắng tìm hiểu xem bộ não hoạt động như thế nào.

"Hành vi săn mồi thường liên quan mật thiết tới sự hoạt động của bộ não và nghiên cứu trên giúp chỉ ra những ​sự khác nhau trong bộ não khi chuột theo dõi, săn đuổi, vồ, cắn và giết con mồi" - giáo sư Araujo chia sẻ về công trình nghiên cứu kéo dài suốt 3 năm của mình.

"Chúng tôi gắn một thiết bị cảm ​biến vào đầu của những con chuột và luồng ánh sáng màu xanh sẽ kích hoạt tế bào thần kinh đã được thiết lập để phản ứng lại thứ ánh sáng này, qua đó kích thích bản năng giết con mồi của chúng. Lực cắn của con chuột cũng trở nên mạnh mẽ hơn khi chúng tôi kích chiếu luồng ánh sáng vào não chúng" - ông Araujo cho biết thêm.

Khi được đặt câu hỏi, liệu kỹ thuật trên có áp dụng trên con người để tạo ra những sát thủ máu lạnh hay không, bởi bộ não của chuột có cấu trúc khá giống với con người, Araujo cho biết: "Chúng tôi không thấy những con chuột tấn công đồng loại. Nó chỉ thể hiện hành vi hung hăng đối với những loài động vật khác".

Cập nhật: 16/01/2017 Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video