Một nghiên cứu và mô phỏng của các nhà khoa học Ý cho thấy một loạt núi lửa ở Sicily hàng ngàn năm trước đã gây ra một trận sóng thần khổng lồ, phủ kín Địa Trung Hải và tàn phá bờ biển của ba lục địa trong vòng ít nhất 4 giờ.
Trong một cuộc nghiên cứu được đặt tên "Sóng thần đã mất", xuất bản trong số báo hiện hành của tạp chí Geophysical Research Letters, Maria Teresa Pareschi và các cộng sự ở Viện Khoa địa vật lý và Khoa núi lửa quốc gia của Ý đưa ra giả thuyết là sóng thần có thể đã làm biến mất một cách bí ẩn một ngôi làng thuộc "thời kỳ đồ đá mới" (tương ứng với vị trí dọc bờ biển của Israel ngày nay).
Núi lửa ở Sicily (Ảnh: NASA) |
“Thật khó để tìm ra bằng chứng trên bờ biển về một sự kiện thảm họa như vậy bởi vì ngay sau đó mực nước biển đã tăng khoảng 10m. Nhưng chúng tôi đã tìm ra một bằng chứng phong phú ở hai bên đáy của biển Ionia và những đồng bằng vực sâu Sirte ở châu Phi”, Pareschi cho biết.
Quả thực, mô phỏng chỉ ra rằng áp lực từ cơn sóng thần cổ đã hóa lỏng các địa tầng dày của các trầm tích biển mềm vắt ngang qua đáy biển Ionia và đã làm bùng nổ một cơn trượt bùn dưới nước.
Chuyên gia hàng đầu của châu Âu về những cơn sóng thần được tạo ra từ núi lửa, nhà địa vật lý Stefano Tinti đến từ Đại học Bologna, mô tả cuộc nghiên cứu của Maria Teresa Pareschi và các cộng sự ở Viện Khoa địa vật lý và Khoa núi lửa quốc gia của Ý là thú vị và đáng tin, đồng thời cho rằng sự kiện cổ đại này chứa đựng những bài học cho những hiểm họa ngày nay.
"Mặc dù hiện nay hoàn toàn không có nguy cơ về sự sụp đổ tương tự như mối nguy cơ được mô tả bởi Pareschi, tuy nhiên chúng ta không nên quên mối nguy hiểm từ những đảo núi lửa. Vì vậy hệ thống cảnh báo sóng thần và việc theo dõi thường xuyên trong toàn vùng Địa Trung Hải rất là quan trọng", Tinto phát biểu trên website của Discovery News.
Pareschi đã làm mô hình mô tả sự đổ sụp của những sườn núi phía đông của núi
Etna gần 8.000 năm trước (Ảnh: Discovery.com)
Thiện Kha