SpaceX nâng cấp tên lửa lớn nhất thế giới, chuẩn bị thử nghiệm lần thứ ba

SpaceX mới đây đã công bố phiên bản nâng cấp tên lửa Starship, bổ sung sức mạnh và tăng quãng đường di chuyển.

Những cuộc thử nghiệm vừa qua là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển tên lửa mạnh nhất thế giới của SpaceX, nhằm hiện thực hóa tham vọng du hành liên hành tinh với chi phí thấp.

Thử nghiệm thứ hai, được tiến hành vào ngày 18/11, kéo dài khoảng 8 phút đã cho thấy sự cải thiện đáng kể so với bài kiểm tra đầu tiên.


Khoảnh khắc 33 động cơ Raptor mạnh mẽ được trang bị trên hệ thống đẩy Super Heavy của tên lửa Starship bùng nổ trong lần thử nghiệm thứ hai (Ảnh: SpaceX).

SpaceX đã giới thiệu một kỹ thuật tách tầng mới, được gọi là "dàn nóng". Đoạn trên của tên lửa đã tách tầng thành công với 6 động cơ được kích hoạt trong khi vẫn gắn vào hệ thống đẩy Super Heavy.

Song mới đây, SpaceX đã công bố những thay đổi đối với tên lửa Starship phiên bản 2 (V2), được giới chuyên môn đánh giá rất tinh vi.

Giám đốc điều hành SpaceX, Elon Musk, chỉ ra rằng phiên bản mới này chứa nhiều nhiên liệu hơn để cung cấp cho động cơ đẩy, khối lượng rỗng giảm đi và hoạt động với độ chính xác cao.

Nâng cấp chủ yếu được thực hiện cho tầng thứ hai của tên lửa Starship. Nó được đặt phía trên bộ tăng áp siêu nặng Super Heavy, được trang bị tới 33 động cơ Raptor mạnh mẽ.

Theo Payload, Starship V2 có thể kết hợp một số sửa đổi như, đoạn trên sử dụng chín động cơ Raptor thay vì sáu như phiên bản cũ và tăng lượng nhiên liệu đẩy. Điều này sẽ làm thay đổi hình dạng của thùng nhiên liệu, khiến chiều cao của tên lửa Starship có thể tăng từ 5 đến 10 mét.

Đối với chuyến bay thử nghiệm thứ ba, Elon Musk thông báo rằng, tên lửa có thể được lắp đặt lên bệ phóng trong vòng 3-4 tuần tới. Mặc dù dòng thời gian chính xác chưa được xác nhận.

Các chuyên gia đánh giá, trong lần thử nghiệm thứ hai, tên lửa Starship đã đặt được nhiều tiến bộ, rất có thể SpaceX sẽ tiếp tục phóng vào đầu năm 2024.

Kỹ thuật tách tầng mới 

Thông thường, khi tên lửa nhiều tầng đạt đến một độ cao nhất định trong chuyến bay, tầng dưới sẽ bị loại bỏ (ở một số tên lửa, tầng thứ nhất có thể hạ cánh trở lại mặt đất), sau đó đoạn trên kích hoạt động cơ và tiếp tục đẩy tàu vũ trụ bay vào quỹ đạo.

Trình tự này tạo ra một khoảng thời gian ngắn, khi tên lửa không có động cơ nào hoạt động, nó được gọi là quá trình hạ tốc.

Đối với tên lửa Starship hoàn toàn khác, nó hoạt động theo nguyên tắc dàn  nóng. Cụ thể, việc đốt cháy động cơ đoạn trên của tên lửa sẽ được kích hoạt ngay khi nó vẫn gắn liền với tầng thứ nhất.

Phương pháp này không mới, nó đảm bảo sự chuyển tiếp lực đẩy gần như tức thời và liên tục, do đó loại bỏ thời gian trễ giữa các giai đoạn.

Kỹ thuật này đặc biệt thuận lợi cho các bệ phóng hạng nặng hoặc các nhiệm vụ đòi hỏi độ chính xác cao trong việc quản lý thời gian và quỹ đạo.

SpaceX đặt mục tiêu hoàn thiện kỹ thuật này trên tên lửa Starship để nâng cao hiệu quả của các lần phóng. Công ty cũng đang tìm cách tối ưu hóa độ chính xác và hiệu suất của các chuyến bay vũ trụ, mở ra triển vọng mới cho việc khám phá không gian và du hành liên hành tinh .

Một số nguồn tin cho rằng, SpaceX rất có thể tiếp tục sử dụng tên lửa Starships phiên bản đầu tiên cho lần phóng tiếp theo, trước khi công ty thử nghiệm phiên bản nâng cấp.

Cập nhật: 04/12/2023 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video