Sử dụng ngôn ngữ bằng tay giúp trẻ sáng tạo hơn

Ngôn ngữ bằng tay cho phép trẻ khám phá những đặc tính của đồ vật, khởi động quá trình tạo ra những ý tưởng độc đáo, mới lạ.

Qua một chuỗi các thí nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, trẻ được động viên sử dụng ngôn ngữ tay hằng ngày để diễn tả các vật thể sẽ thông minh hơn những đứa trẻ khác.

Nghiên cứu này được tiến hành bởi nhà khoa học về tâm lý Elizabeth Kirk của trường Đại học New York và đồng sự Carine Lewis ở trường Đại học Hertfordshire.

"Phát hiện của chúng tôi thật sự rất đáng giá với các bố mẹ và giáo viên. Kết quả đã chỉ ra rằng, khuyến khích trẻ di chuyển tay khi đang suy nghĩ có thể kích hoạt những ý tưởng đột phá của chúng. Chỉ cần gia đình và nhà trường đưa ra những lời chỉ dẫn đơn giản về cách làm này, hầu hết khả năng của trẻ sẽ cải thiện nhanh chóng", Kirk nói.


Gia đình và nhà trường nên khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ tay. (Ảnh: Getty Images).

Trong nghiên cứu đầu tiên, các nhà khoa học đã so sánh tính sáng tạo của những trẻ có các cử chỉ tay tự phát với trẻ không có, hoặc không thể làm.

Nhóm đã thực hiện thí nghiệm với 78 trẻ có độ tuổi từ 9 đến 11. Trẻ được giới thiệu các hình ảnh đa dạng của những đồ vật quen thuộc trong nhà như tờ báo, hộp cá, thịt, ấm đun nước. Trẻ được hướng dẫn để nhìn vào từng bức tranh và lập ra một danh sách những công dụng tưởng tượng của các đồ vật mà trẻ có thể nghĩ tới.

Tất cả các trẻ đều có lượng thời gian, không giới hạn để cải thiện danh sách của chúng, và khi trẻ dừng lại một lát, các nhà nghiên cứu hỏi nhanh: "Còn thứ gì khác mà con có thể làm với đồ vật đó không?".

Các trẻ tham dự thí nghiệm đều được hỏi câu này hai lần, một lần bình thường và một lần phải đeo găng tay hở ngón, có chức năng giới hạn các cử chỉ tay. Sau mỗi lần hỏi, nhóm nghiên cứu tính số lượng công dụng tưởng tượng của đồ vật mà mỗi trẻ nghĩ ra. Họ cũng tính cả những công dụng độc đáo và đa dạng của các đồ vật do trẻ tìm ra.

Sau phần tổng hợp, dữ liệu nghiên cứu cho thấy, những trẻ có ngôn ngữ bằng tay tự phát có nhiều ý tưởng mới lạ hơn, càng nhiều động tác thì càng nhiều ý tưởng. Thậm chí những trẻ có cử động động tác tay bị giới hạn, khả năng sáng tạo của chúng vẫn không hề giảm, số lượng các ứng dụng chúng kể ra vẫn bằng với những trẻ không đeo. Nhóm nghiên cứu tin rằng, điều này xảy ra vì trong đầu của những trẻ đó, đã có quá nhiều ý tưởng trước rồi.

Tuy nhiên, sự thật này khiến Kirk và Lewis phải đặt lại câu hỏi: "Liệu khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ bằng tay, có thật sự thúc đẩy tính sáng tạo không?".


Những trẻ có ngôn ngữ bằng tay tự phát có nhiều ý tưởng mới lạ hơn, càng nhiều động tác thì càng nhiều ý tưởng.

Để đi đến kết luận, hai người tiến hành thí nghiệm thứ hai với 54 trẻ từ 8 đến 11 tuổi. Các công đoạn được tiến hành giống như trong các thí nghiệm trước. Ở một số trường hợp, họ để bọn trẻ tự nghĩ ra cách, nhưng trong vài lần khác, họ hướng dẫn trẻ sử dụng bàn tay để chỉ cho nhóm nghiên cứu thấy là: trẻ có thể sử dụng những vật này bằng những cách khác nhau như thế nào?

Kết luận thật khả quan khi những trẻ có cử động tay bình thường, trung bình nghĩ ra 13 ứng dụng. Còn những trẻ được gợi ý đặc biệt để sử dụng tay thì trung bình nghĩ ra đến 53 ứng dụng. Và động viên sử dụng cử chỉ bằng tay thật sự thúc đẩy tính sáng tạo ở trẻ. Những trẻ được gợi ý sử dụng cử chỉ, điệu bộ tạo ra nhiều công dụng thú vị cho các vật dụng hàng ngày hơn những trẻ không nhận được bất kì lời hướng dẫn nào.

"Nghiên cứu của chúng tôi đã góp phần phát triển những bằng chứng để minh họa tầm quan trọng đặc biệt của cử chỉ trong suy nghĩ. Chúng sẽ tạo ra những ứng dụng rất hữu ích để sử dụng trong lớp học. Rất cần thiết để trẻ con được bố mẹ và thầy cô khuyến khích sử dụng ngôn ngữ bằng tay", Kirk và Lewis kết luận cuối bài nghiên cứu của họ.

Cử chỉ và từ vựng

Những nghiên cứu khác cho thấy, cả bé trai và bé gái có bố mẹ hay khoa chân múa tay khi nói thì có lượng từ vựng phong phú hơn khi bắt đầu học ở trường. Các cử chỉ đơn giản như gật đầu hay lắc đầu thể hiện ý kiến đồng ý hoặc phản đối, dang rộng cánh tay để diễn tả là đang bay của bố mẹ, đều tạo ra những sự khác biệt trong nhận thức của trẻ.

Viết trên tờ Journal Science, các nhà khoa học cho biết: "Ví dụ để trả lời câu hỏi ngầm của trẻ - là cánh tay chỉ vào con búp bê, người mẹ có thể nói: "Đúng, đó là con búp bê". Nhờ đó người mẹ đã cung cấp một từ chỉ vật thể mà có thể thu hút được sự chú ý của con trẻ".

Cập nhật: 16/12/2016 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video