Nam giới thường đi ngủ muộn hơn nữ giới; còn phái yếu lại hay bị mất ngủ nhiều hơn các đấng mày râu. Tại sao lại có những sự khác biệt như vậy ? Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ và Pháp đã vén lên một phần lời giải đáp.
Các nhà nghiên cứu trường Harvard Med (Boston, Mỹ) đã đo độ dài chu kỳ sinh học của 52 phụ nữ và 102 nam giới trong độ tuổi từ 18-74 trong một môi trường đặc biệt - thiếu thông tin thời gian với mục đích xác định rõ tốc độ chu kỳ đồng hồ sinh học bên trong mỗi người với thời gian từ 2-6 tuần.
Kết quả cho thấy: Độ dài trung bình của đồng hồ sinh học ở nam và nữ (không phân biệt tuổi tác) thường là 24 tiếng. Trung bình độ dài chu kỳ sinh học ở nữ giới, trung bình, ngắn hơn 6 phút so với ở nam giới. Phụ nữ có cơ hội sở hữu một nhịp sinh học dưới 24 tiếng nhiều hơn nam giới 2,5 lần. Điều này có nghĩa là ở nữ giới, độ dài ngày do đồng hồ sinh học xác lập được hoàn thành trước khi 24 tiếng trôi qua. Vì thế, sự thay đổi này đòi hỏi đồng hồ sinh học phải được điều chỉnh mỗi ngày so với độ dài 24 tiếng/ngày.
Kết quả này có thể giải thích tại sao thông thường, phụ nữ lại tỉnh giấc sớm hơn nam giới. Thực vậy, nếu sự điều chỉnh thời gian không hiệu quả, qua mỗi ngày, đồng hồ ở nữ giới có xu hướng chạy sớm hơn và họ sẽ có nhu cầu đi ngủ và tỉnh dậy sớm hơn một chút so với ngày hôm qua.
Phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học tìm thấy những liệu pháp mới trong điều trị chứng mất ngủ hay sự lệch pha trong “chuyện yêu”...