Tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MiG-31 là thứ vũ khí quân sự lợi hại, canh giữ một vùng trời Nga. Tuy đã có kế hoạch nâng cấp nhưng MiG-31 vẫn nằm trong biên chế tới 2026.
>> Top 10 con dao quân sự nguy hiểm nhất
>> Những hệ thống vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới
Sức mạnh vũ khí quân sự của Nga - tiêm kích MiG-31
Vũ khí quân sự máy bay tiêm kích MiG-31 là tiêm kích đánh chặn siêu âm nhanh nhất thế giới, canh giữ một vùng trời Nga. Mặc dù Nga đang phát triển một loại tiêm kích hạng nặng để thay thế MiG-31 nhưng điều này không có nghĩa là sức mạnh của MiG-31 đã lỗi thời.
Phát triển
Vào năm 1981, MiG-31 lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong Lực lượng Không quân Liên Xô. MiG-31 là một mẫu máy bay đánh chặn chiến lược trên chiến trường của Liên Xô, trước khi Liên Xô tan rã. Tới năm 1994, nhà sản xuất ngừng chế tạo loại tiêm kích trên.
Tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MiG-31 là thứ vũ khí quân sự đang canh giữ bầu trời Nga
Tuy nhiên, cho tới nay, Không quân Nga và Không quân Kazakh vẫn sử dụng MiG-31. MiG-31 được mệnh danh là tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới và được sử dụng trên khắp thế giới.
Thông số
MiG-31 Foxhound có 2 động cơ loại lớn, với cửa hút khí nằm ở dưới cánh, cánh được đặt trên lưng với tỷ lệ kích cỡ là 2.94, có 2 cánh đuôi thẳng đứng. Không giống MiG-25, nó có 2 chỗ ngồi, phía trước là phi công điều khiển bay, còn đằng sau là phi công vận hành hệ thống vũ khí.
Vũ khí quân sự MiG-31 được mệnh danh là tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới
MiG-31 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Aviadvigatel D30-F6 lực đẩy đạt 34.000 cân Anh (cũng được mô tả như "động cơ đường vòng" vì tỷ lệ đường vòng thấp) cho phép nó đạt tốc độ tối đa mach 1.23 ở độ cao thấp. Tốc độ tới hạn trên độ cao lớn đạt Mach 2,83, nếu dùng nhiên liệu phụ trội thì tốc độ của nó vượt qua Mach 3,2.
Trang bị
MiG-31 có tốc độ bay tối đa khoảng 3.000 km/giờ với tầm bay 3.000 km. Chiến đấu cơ 2 chỗ ngồi này được trang bị 4 tên lửa tầm xa AA-9 Amos, 2 tên lửa tầm trung AA-6 Acrid, 4 tên lửa tầm ngắn AA-8 Aphid, cùng một khẩu súng 23 mm Gatling nhiều nòng.Người ta còn gọi MiG-31 với cái tên "radar bay" bởi khả năng của hệ thống điện tử hàng không độc nhất của nó. Tổ hợp này cơ bản dựa trên hệ thống giám sát Barrier, được trang bị một ăng-ten mảng pha đầu tiên trên thế giới.
Tính năng tác chiến siêu việt
Có thể nói, bầu trời nước Nga đang được bảo vệ bởi "độc nhất" một loại máy bay, có thể đánh chặn bất kỳ mục tiêu nào, từ các tên lửa hành trình cho đến cả vệ tinh, trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm và ở bất kỳ tốc độ nào.
Các nhà phân tích tin rằng, không có một loại máy bay chiến đấu nào khác có thể cạnh tranh được với tiêm kích MiG-31 của Nga trong thời gian 10 - 15 năm tới. MiG-31 có khả năng đánh chặn và phá hủy bất kỳ mục tiêu nào, từ tên lửa hành trình hay cả vệ tinh. Một nhóm tiêm kích đánh chặn này có thể giám sát một phần không phận rộng lớn.
MiG-31 là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới được trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, Zaslon S-800. Tầm hoạt động tối đa của nó đối với các mục tiêu có kích thước máy bay chiến đấu xấp xỉ 200 km (125 mi), nó có thể theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu trong số đó với tên lửa Vympel R-33 AA-9 'Amos'.
Hệ thống vũ khí quân sự, tên lửa của MiG-31 được trang bị tại giá treo
Ăng-ten radar mảng pha trên MiG-31 khác biệt so với các radar cổ điển ở chỗ, nó cho phép dịch chuyển chùm tia bức xạ trong khi ăng-ten được gắn cố định, cũng như tạo ra số lượng những tia bức xạ cần thiết để theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau.
Barrier có thể phát hiện được 24 mục tiêu ở khoảng cách xa 320km. Hệ thống máy tính trên khoang cho phép phi công có thể lựa chọn ra 4 mục tiêu nguy hiểm nhất và trực tiếp phóng tên lửa không - đối - không tầm xa để tiêu diệt. Bốn mục tiêu khác (MiG-31 có thể tấn công tối đa 8 mục tiêu cùng lúc) sẽ bị phá hủy bằng vũ khí quân sự tên lửa không - đối - không tầm trung hoặc tầm ngắn, thậm chí tọa độ của mục tiêu cũng có thể được truyền cho máy bay khác và tên lửa phòng không dưới mặt đất tham chiến.