“Câu hỏi được đặt ra ở đây không phải là liệu chúng tôi có mở cửa mã nguồn Java hay không nữa, mà là chúng tôi sẽ mở cửa Java bằng cách nào,” Schwartz nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc hội thảo.
Thông qua việc cung cấp mã nguồn, Sun hi vọng sẽ thu hút được thêm nhiều nhà phát triển chuyển hướng sang sử dụng loại mã nguồn này. Trước đây khi mà Java còn được cung cấp theo chế độ bản quyền phần mềm thì rõ ràng ngôn ngữ lập trình này vẫn chưa giành được bất kỳ sự chú ý nào.
Những cuộc tranh cãi về việc mở cửa ngôn ngữ lập trình Java đã diễn ra từ nhiều năm nay. Trước kia, Sun vẫn từ chối mọi lời kêu gọi công bố mã nguồn Java vì hãng này lo ngại về một sự phân mảnh và chia sẽ.
Một nhóm các nhà phát triển có thể tách khỏi cộng đồng Java và xây dựng một nhóm độc lập thứ hai đi theo một hướng riêng. Điều này có thể khiến các nhà lập trình nhầm lẫn và Java mất đi sự chú ý trong giới lập trình.
Hãy lấy ví dụ như hiện nay có hàng chục phiên bản Linux khác nhau mà tất cả đều bắt nguồn từ một phiên bản gốc ban đầu. Mỗi một phiên bản đều khác nhau và các nhà phát triển phần mềm bị bắt phải chứng thực các ứng dụng của mình phù hợp với từng phiên bản Linux khác nhau. Chính vì thế mà Red Hat và SuSE đã phát triển thành các chuẩn Linux thương mại.
Trong khi đó IBM cho rằng việc công bố mã nguồn Java có thể sẽ thu hút được nhiều nhà phát triển hơn đến với ngôn ngữ lập trình này bởi vì Java vẫn sẽ được Sun tiếp tục nghiên cứu phát triển
Trong thời gian qua, tiếp tục định hướng mở cửa mọi sản phẩm của mình, Sun đã cho cung cấp hàng loạt sản phẩm theo giấy phép mã nguồn mở.
Hoàng Dũng