Sụp đổ triều đại vì hôn nhân cận huyết

Một vương triều từng cai trị vùng đất rộng lớn ở châu Âu, gồm Tây Ban Nha, trong suốt gần 200 năm đã bị diệt vong do hoàng đế cuối cùng không có con nối dõi vì truyền thống hôn nhân cùng dòng tộc.

Dòng họ Habsburg từng cai trị Áo hơn 6 thế kỷ. Sau đó, thông qua các cuộc hôn nhân với các hoàng gia khác, họ tiếp tục trị vì Bohemia, Hungary và Tây Ban Nha. 

Vua Charles Đệ nhị của Tây Ban Nha.

Charles Đệ nhị là vị vua cuối cùng của triều đại Habsburg. Ông là người thấp bé và ốm yếu. Ngoài các bệnh đường ruột, vị hoàng đế này còn mắc chứng đái ra máu và vô sinh. Mãi tới lúc lên 4 tuổi ông mới biết nói và 8 tuổi mới biết đi. Khi Charles Đệ nhị qua đời năm 1700 ở tuổi 39, triều đại Habsburg cũng sụp đổ theo.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, truyền thống lấy người trong họ tộc của những vị vua mang họ Habsburg khiến Charles Đệ nhị không có khả năng sinh con và dễ mắc bệnh tật.

Trước đó, Philip Đệ nhất là người sáng lập vương triều Habsburg năm 1516 khi ông kết hôn với con gái của Ferdinand và Elizabeth - những người cai trị Tây Ban Nha. Do không muốn quyền lực rơi vào tay dòng họ khác, triều đại Habsburg quy định rằng các thành viên hoàng gia chỉ được kết hôn với người trong họ. Trong số 16 đời vua của vương triều này, 9 vị đã kết hôn với phụ nữ trong dòng tộc - trong đó có hai đám cưới giữa bác và cháu, một hôn lễ giữa anh em họ.

Nhiều nhà khoa học khẳng định, việc các vị vua Habsburg kết hôn với họ hàng gần đã để lại hậu quả ghê gớm. Người nối dõi cuối cùng của họ, vua Charles Đệ nhị có thể trạng ốm yếu. Ông kết hôn hai lần song không thể có con và chết vì bệnh tật.

Để chứng minh nhận định trên, các chuyên gia của Đại học Santiago de Compostela (Tây Ban Nha) nghiên cứu cây phả hệ của Charles Đệ nhị và gần 3.000 người họ hàng của ông. Nếu hai người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau, con của họ sẽ có xác suất sở hữu hai gene giống hệt tại một nhiễm sắc thể (một gene lấy từ bố và gene kia thừa hưởng từ mẹ) rất cao.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy xác suất sở hữu hai gene giống hệt nhau trên một nhiễm sắc thể của dòng họ Habsburg tăng rất nhanh qua từng thế hệ, từ 0,025 đối với Philip Đệ nhất tới 0,254 với Charles Đệ nhị. Xác suất của Charles Đệ nhị thường xuất hiện ở những cuộc hôn nhân loạn luân (cha mẹ với con cái hoặc anh ruột với em gái).

Charles Đệ nhị là con của vua Philip Đệ tứ và Mariana - cháu gái của ông và cũng là công chúa Áo. Cha của Philip Đệ tứ là Philip Đệ tam cũng là kết quả của một cuộc hôn nhân giữa bác và cháu ruột. Như vậy, việc giao phối cận huyết giữa cha mẹ của Charles Đệ nhị và truyền thống lấy người trong họ tộc của các đời vua trước đóng vai trò quan trọng đối với sự diệt vong của triều đại Habsburg.

Kết luận này được củng cố bởi một thực tế là tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh của dòng họ Habsburg rất cao. Chỉ có khoảng 60% số trẻ sống qua một năm và một nửa trẻ chết trước khi được 10 tuổi. Trong khi đó thì tỷ lệ sống sót trung bình của trẻ em Tây Ban Nha vào thời gian đó là 80%.

Sau khi Charles đệ nhị qua đời, triều đại Bourbon tại Pháp nắm quyền cai trị Tây Ban Nha.

Theo VnExpress (Livescience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video