Tái phát hiện loài rắn mù ở Madagascar

Một đại diện của loài rắn mù vừa được tìm thấy trên đảo Madagascar sau một thế kỷ mất tích. Con vật, trông như một chú sâu dài màu hồng, là con duy nhất được biết đến kể từ khi hai con khác được phát hiện vào năm 1905.

Con rắn, có tên khoa học là Xenotyphlops mocquardi, được bắt sống vào năm 2005 trong một cuộc thám hiểm khoa học ở miền bắc Madagascar. Mẫu vật dài khoảng 24 cm và to như một cây bút chì. Có khoảng 15 loài rắn mù trên hòn đảo này, vì thế việc phát hiện ra nó không được chú ý lắm, cho đến khi người ta so sánh với mẫu vật chết trong bộ sưu tập cũ.  

Rắn mù, đúng như tên gọi, có thị lực rất kém. Chúng săn mồi chủ yếu nhờ đánh hơi, sống trong lòng đất hoặc bên dưới các lớp đất, đá. Rắn mù và một nhóm họ hàng với chúng - rắn sâu - đều tránh ánh sáng bất cứ khi nào có thể. Nếu bị bắt lên mặt đất, chúng sẽ tìm mọi cách trườn xuống sâu.

Hai họ rắn này là những con rắn duy nhất chỉ ăn côn trùng, như kiến và mối. Thực ra chúng đều có mắt, nhưng đã bị tiêu biến trong quá trình tiến hoá.


Rắn mù (Ảnh: abdn.ac.uk)

T. An

Theo Livescience, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video