Tại sao băng Nam Cực tan chảy nhanh hơn dự kiến lại là một tin tốt?

Tốc độ tan băng tại Nam Cực đang tăng rất nhanh so với những gì được tính toán trước đó. Nhưng đổi lại, một hiệu ứng khác có thể giúp chúng ta chống lại quá trình này một cách hiệu quả hơn.

Trái đất nóng lên, và hệ quả là băng ở hai cực đang tan dần. Chúng ta vẫn biết điều đó, và đang tìm mọi cách để khắc phục.

Nhưng theo một nghiên cứu mới đây, lượng băng tại Nam Cực hóa ra tan nhanh hơn những gì khoa học đã dự kiến. Nghiên cứu cho rằng tốc độ tăng của băng đã ngày càng tăng lên trong vòng 5 năm vừa qua.


Tốc độ tăng của băng đã ngày càng tăng lên trong vòng 5 năm vừa qua.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng các mảng địa chất phía dưới bờ Tây Nam Cực - mà cụ thể là vùng vịnh Amundsen (ASE) - đang dâng lên nhanh chóng. Dù dây chỉ là một khu vực nhỏ, nhưng số băng tan ra tại đây chiếm tới 1/4 tổng lượng băng tan của cả hành tinh.

"Lượng nước đang lưu trữ tại Nam Cực có ảnh hưởng với phạm vi toàn cầu, nhưng mạnh nhất vẫn là với vùng Bắc Âu" - trích lời tác giả nghiên cứu là tiến sĩ Valentina Barletta từ ĐH Kỹ thuật Đan Mạch.

"Do hiệu ứng từ lực hấp dẫn, băng tan tại Nam Cực sẽ khiến nước biển vùng Bắc Âu tăng lên. Ngược lại, băng tan tại Greenland lại khiến các vùng biển của Nam bán cầu tăng lên".

Theo Barletta, các nghiên cứu trước kia đã đánh giá quá thấp tốc độ tan băng tại Nam Cực, thấp hơn khoảng 10% so với con số thực tế. Dù nghe thì có vẻ đáng ngại, nhưng các chuyên gia lại cho rằng đây là một tin tốt, ít nhất là với những thành phố đang nằm thấp hơn mực nước biển.

Lý do là vì băng rất nặng, và chúng có thể "ấn" lớp vỏ Trái đất bên dưới xuống sâu hơn một chút. Khi băng tan, khối lượng ấy mất đi và lớp vỏ cũng dần nổi lên. Và khi ấy, các thành phố ở độ cao thấp có thể được đẩy cao thêm một chút.

Các nghiên cứu trước kia cho rằng quá trình này diễn ra rất chậm. Ví dụ như khu vực Scandinavia tại Bắc Âu hiện chỉ nâng được khoảng 10mm/năm kể từ 10.000 năm trước - thời điểm kỷ băng hà kết thúc. Thế nên, dù đất có nâng lên thì cũng không thể so với việc nước biển dâng cùng được.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Barletta lại đưa ra một kết quả khác. Sử dụng dữ liệu từ 6 trạm GPS quanh ASE, thì vùng vỏ Trái đất ở đây dâng lên tới 41mm/năm, tức là gấp 5 lần so với mức được ước lượng trước đó.


Một trạm GPS tại Nam Cực.

Nghiên cứu lần này cũng khiến các kết quả nghiên cứu khác trở nên mất giá trị. Thông thường tại các vùng địa lý xa xôi thế này, khoa học buộc phải dựa dẫm vào thông số từ vệ tinh. Và sau khi thêm vào yếu tố trọng lực (ít băng thì trọng lực cũng giảm đi), kết quả trên đã được công bố.

Theo Barletta, lượng băng tại ASE tăng nhanh hơn nơi khác một phần là vì có quá nhiều băng nằm dưới biển. Các dòng chảy từ đại dương ngày càng mạnh lại khiến băng tan nhanh hơn. Nhưng nếu vỏ Trái đất nổi lên vừa đủ, nó có thể chặn lại dòng nước biển và khiến tốc độ băng tan chậm hẳn đi trong hàng thế kỷ.

Hiện tại, vẫn còn quá sớm để cho rằng hiệu ứng này có thể ngăn chặn băng giá tại ASE mất đi, hoặc nó được áp dụng cho các khu vực khác hay không. Nhưng ít nhất thì viễn cảnh nước biển dâng lên không đến nỗi quá u ám như chúng ta tưởng tượng.

Cập nhật: 27/06/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video