Tại sao bụng lại kêu khi đói?

Hệ tiêu hóa co bóp đẩy thức ăn, khí, chất lỏng qua dạ dày và ruột non tạo ra tiếng kêu, bụng càng rỗng thì tiếng kêu càng to.

Theo phó giáo sư sinh lý học Mark A. W. Andrews (Mỹ) trên tờ Scientific American, đường tiêu hóa là một ống rỗng chạy từ miệng đến hậu môn và được bao bọc chủ yếu từ những lớp cơ trơn. Nguồn gốc sinh lý của tiếng động liên quan đến hoạt động của các cơ bắp trong dạ dày, ruột non và đại tràng.

Âm thanh óc ách phát ra từ bụng là do không khí, thức ăn, chất lỏng di chuyển trong quá trình co bóp của cơ trơn quanh ống tiêu hóa. Thức ăn sẽ cản bớt tiếng ồn trong dạ dày và ruột nên khi bụng rỗng, bạn sẽ nghe bụng phát tiếng kêu rõ hơn.


Tiếng động phát ra từ bụng báo hiệu đã đến lúc dạ dày cần nạp thức ăn. (Ảnh: MH)

Nếu bụng trống rỗng một thời gian dài, các cơ của thành dạ dày lại tiếp tục co bóp mạnh hơn lần trước. Khi đó, rất nhiều khí và thức ăn đã tiêu hóa được nén chặt xuống dạ dày rỗng, khiến tiếng kêu càng to hơn.

Hiện tượng bụng kêu là cách để cơ thể tự làm sạch, loại bỏ các thức ăn thừa và vi khuẩn ra ngoài. Quá trình này kéo dài từ 10 đến 20 phút và có thể lặp lại sau hai giờ cho đến khi dạ dày được nạp thức ăn.

Bụng kêu không phải triệu chứng bệnh lý nào mà chỉ đơn giản là cơ thể đang đói và là một dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của chúng ta đang hoạt động tốt.

Cập nhật: 05/08/2018 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video