Tại sao cá voi sát thủ bắt nạt, thậm chí giết cả cá heo nhưng không ăn thịt chúng?

Cá voi sát thủ cư trú ở phía nam là một phân loài độc nhất của cá voi sát thủ sống từ trung tâm Đảo Vancouver đến Puget Sound.

Sự sống sót của chúng gắn liền với số phận của cá hồi chinook. Thật không may, con người cũng thích ăn cá hồi chinook và kỹ năng săn mồi của chúng ta tiến bộ và hiệu quả hơn cá voi sát thủ rất nhiều. Cộng với các yếu tố như ô nhiễm, suy thoái môi trường nơi sinh sống, số lượng cá voi sát thủ cư trú ở phía nam hiện chỉ còn khoảng 75 con.

Các nhà nghiên cứu đang tìm mọi cách để bảo vệ quần thể này, dưới sự giám sát và bảo vệ ngày đêm, các nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện ra rằng từ năm 1962 đến nay, loài cá voi cư trú phía nam này đã có tập tính khó hiểu. Thỉnh thoảng chúng lại quấy rối và bắt nạt nhiều loài cá heo khác nhau, chúng sẽ đẩy con cá heo lên trên đầu và giữ thăng bằng như một quả bóng! Thậm chí có những trường hợp ghi nhận rằng hành động này có thể gây tử vong nhưng chúng chưa bao giờ ăn thịt những con cá heo này.

Mặc dù những loài cực kỳ thông minh như cá voi sát thủ thỉnh thoảng có những hành vi vô nghĩa, nhưng liệu hành vi đó kéo dài suốt 60 năm có thực sự chỉ vì buồn chán?


Cá voi sát thủ là loài có IQ cao hơn (được xếp ngang hàng với các loài linh trưởng), chúng cũng là loài động vật biển có vú di chuyển nhanh nhất, với tốc độ tối đa có thể đạt tới 56 km/h. Đôi lúc chúng thích tấn công các loài vật khác ở trong tầm mắt chỉ để "giải trí" chứ không phải vì chúng đói. (Ảnh: Livescience).

Các chuyên gia về cá voi sát thủ Deborah Giles và Sarah Tyman viết trong nghiên cứu được công bố ngày 28 tháng 9 trên tạp chí Khoa học động vật có vú biển rằng có 78 trường hợp cá voi sát thủ cư trú ở miền nam quấy rối cá heo (từ năm 1962 đến năm 2020), trong đó 28 trường hợp dẫn đến tử vong. Cá heo bị nạn trong 56 trường hợp là cá heo cảng (Phocoena phocoena), 13 trường hợp là cá heo Dall (Phocoenoides dalli) và 9 trường hợp không rõ loài cá heo.

Deborah Giles cho biết, cá voi sát thủ cư trú ở phía nam có hệ sinh thái và văn hóa hoàn toàn khác so với cá voi sát thủ ăn động vật có vú ở biển. Chúng thực sự chỉ ăn cá. Vì vậy, những tương tác một chiều này giữa chúng và cá heo nhất định phải có mục đích, nguyên nhân cụ thể vẫn chưa rõ, hiện tại các nhà nghiên cứu chỉ có thể phỏng đoán lý do đằng sau hành động này.


Điều đặc biệt là khi cá voi sát thủ săn mồi, cả khu vực sẽ tràn ngập âm thanh của cá voi sát thủ. Có vẻ như chúng đang thảo luận về chiến thuật và kế hoạch tấn công con mồi, nhưng thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà động vật học đã phân tích những âm thanh này và chúng có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược với những suy luận ban đầu. Sự ồn ào của chúng thực chất toàn là những lời chế giễu lẫn nhau, những câu chửi thề lẫn nhau và mắng mỏ con mồi. (Ảnh: Livescience).

  • Giao lưu hoặc đơn giản là vui chơi: Khi cá voi cư trú ở phương nam quấy rối cá heo, chúng đều đi theo nhóm, vì vậy đây có thể là một trò chơi xã hội của loài cá voi sát thủ. Những loài có trí thông minh cao như chúng có thể tham gia và tổ chức một số hoạt động thú vị để thiết lập kết nối và giao tiếp với đồng loại.
  • Luyện tập kỹ năng săn mồi: Một giả thuyết khác cho rằng cá voi cư trú ở miền nam quấy rối cá heo để trau dồi kỹ năng săn cá hồi. Những loài như cá heo, được xem là đối tượng rất thích hợp làm mục tiêu di động để rèn luyện kỹ năng săn mồi, ngay cả khi chúng không hề có ý định ăn thịt cá heo.
  • Bản năng làm mẹ: 70% cá voi sát thủ cái cư trú ở phía nam sẽ sẩy thai hoặc chết ngay sau khi sinh do suy dinh dưỡng. Điều này khiến chúng có ít cơ hội chăm sóc con và bản năng làm mẹ của chúng bị hướng nhầm sang cá heo, cũng là loài động vật có vú ở biển. Chúng nhỏ và dễ thương, giống như cá voi sát thủ con.


Cá voi sát thủ cũng có nhiều "dân tộc" khác nhau, vì vậy chúng cũng có nhiều phương ngữ khác nhau. Khi hai đàn cá voi sát thủ gặp nhau, chúng thường phát ra những âm thanh để chào hỏi chúng như trao đổi kinh nghiệm săn bắt, và đôi khi là dạy nhau những câu chửi thề. (Ảnh: Livescience).

Bất chấp những suy đoán hấp dẫn này, Deborah Giles và Sarah Tyman thừa nhận rằng lý do chính xác đằng sau việc quấy rối cá heo có thể không bao giờ được hiểu đầy đủ, nhưng có một điều chắc chắn là chúng không ăn cá heo.

Cá voi sát thủ là loài động vật cực kỳ phức tạp và thông minh, hành vi quấy rối cá heo này là phi đạo đức nhưng nó cũng là mối ràng buộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, kéo dài hơn nửa thế kỷ.


Cá voi sát thủ cũng có tập tính xã hội rất cao, chúng là loài động vật sống theo chế độ mẫu hệ, đơn vị cơ bản nhất trong xã hội của cá voi sát thủ thường sẽ có 5 - 6 thánh viên trong cùng một gia đình, hoặc những con có quan hệ họ hàng gần sẽ đi với nhau để tạo thành một công đồng, những cộng đồng có tổ tiên chung sẽ tạo thành các thị tộc. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình của cá voi sát thủ vô cùng khăng khít và cũng không thua kém gì xã hội của loài người. Dù sống theo chế độ mẫu hệ, nhưng những con cá voi sát thủ đực sau khi trưởng thành vẫn có thể ở lại đàn của mình, và chúng chỉ tạm thời nhập vào một đàn khác để giao phối rồi sau đó lại quay trở về đàn của mình. Nhưng cá voi sát thủ cái sau khi trưởng thành có thể tự tách ra là xây dựng một đàn mới cho riêng mình. (Ảnh: Livescience).

Cập nhật: 05/01/2025 Phụ Nữ Số
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video