Tại sao các nhà nghiên cứu lại phóng tế bào ung thư vú vào không gian?

Khi tàu vũ trụ Axiom Mission 3 đưa các phi hành gia châu Âu đến Trạm vũ trụ quốc tế ngày 20-1, nó chở theo một "vị khách" đặc biệt và chỉ mới được tiết lộ: các mẫu khối u ung thư vú.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California San Diego (UC San Diego, Mỹ) sử dụng tế bào của bệnh nhân ung thư vú để đưa lên môi trường vi trọng lực của không gian, nhằm khám phá tính hiệu quả của một số phương pháp điều trị ung thư, theo trang tin The Messenger.


Sứ mệnh Axiom Mission 3 phóng lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS - (Ảnh: NASA).

Mặc dù việc sử dụng hoạt động du hành vũ trụ để nghiên cứu thuốc trị ung thư có vẻ là một sự bất tiện lớn, nhưng đây thực sự là một phương pháp sáng tạo để tăng tốc quá trình nghiên cứu.

Việc thiếu trọng lực bên ngoài bầu khí quyển Trái đất khiến các tế bào của cơ thể con người phải chịu áp lực đáng kể, điều này có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Người ta ước tính rằng việc dành 6 tháng trong môi trường vi trọng lực - như các phi hành gia thường làm - có thể khiến các cơ quan và xương của con người già đi tới 10 năm.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu sử dụng hiện tượng này để khám phá sự tiến triển của lão hóa và bệnh tật. Họ hy vọng tìm ra manh mối có thể cung cấp các phương pháp điều trị và phòng ngừa khác nhau.

Trước khi gửi các mẫu khối u (gọi là các chất hữu cơ) vào không gian cùng với 4 thành viên phi hành đoàn, các nhà nghiên cứu của UC San Diego đã xử lý các tế bào khối u này bằng 2 loại thuốc trị ung thư mới.

Mục tiêu của họ là theo dõi tác dụng của thuốc lên các chất hữu cơ trong không gian và so sánh nó với những chất còn sót lại trên Trái đất.

Quá trình lão hóa nhanh chóng xảy ra trong môi trường vi trọng lực sẽ cho phép các nhà khoa học đẩy nhanh sự hiểu biết của họ về hiệu quả của thuốc.

Mong chờ đột phá y học

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên UC San Diego đưa mô người lên Trạm ISS.

Trong 5 năm qua, trường đại học này đã đi đầu trong nỗ lực tiến hành nghiên cứu khoa học sức khỏe trong không gian.

UC San Diego đã hợp tác với NASA trong nhiều lần phóng lên vũ trụ để nghiên cứu tác động của vi trọng lực lên tế bào gốc của con người.

Vào tháng 3-2023, các nhà khoa học từ Đại học Johns Hopkins cũng đã gửi mẫu mô tim người đến Trạm ISS, qua đó khám phá sự tiến triển của bệnh tim và cách một số loại thuốc có thể làm chậm tiến triển của bệnh.

Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều dự án hợp tác sử dụng công cuộc du hành vũ trụ để thúc đẩy nghiên cứu y học. Điều này chứng minh rằng khi nói đến nghiên cứu y học, trên thực tế bầu trời không còn là giới hạn nữa.

Cập nhật: 26/01/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video