Tại sao chúng ta có hai quả thận trong khi có thể sống chỉ với một quả?

Cho đến nay, ngay cả các nhà khoa học cũng chưa có câu trả lời chắc chắn, nhưng đã có một số giả thuyết.

Hầu hết các loài động vật trên cạn ngày nay, bao gồm cả con người, đều giống nhau ở một đặc điểm. Chúng ta có hai mắt, hai tai, và hai lỗ mũi. Các nhà khoa học đã đặt cho nó một cái tên là "đối xứng song phương".


Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Và một số loài vẫn chỉ có một quả thận.

Ví dụ, nếu nhìn vào gương và vẽ một đường tưởng tượng xuống giữa hình phản chiếu của mình, bạn sẽ thấy rằng mình có một cánh tay và một chân ở mỗi bên. Nếu có thể nhìn thấy bên trong cơ thể, bạn sẽ thấy rằng mình cũng có một quả thận và một lá phổi ở mỗi bên.

Khoảng 500 triệu năm trước, một số động vật cấp cao sống ở dưới nước đã quyết định rời khỏi mặt nước để lên cạn sống. Đây là một thời điểm rất quan trọng trong lịch sử, vì ở trên cạn, động vật có thể trải qua quá trình tiến hóa để có một cơ thể rất phức tạp, có tất cả các cơ quan quan trọng bên trong, bao gồm hai quả thận.

Thận có vai trò hỗ trợ đào thải tất cả những thứ mà cơ thể bạn không cần, bằng cách "làm sạch" máu.

Tất cả những chất thải sẽ thoát ra ngoài cơ thể khi chúng ta đi tiểu. Nhưng thận còn làm được nhiều việc hơn là chỉ làm sạch máu. Chúng giúp xương khỏe mạnh, cho cơ thể biết thời điểm tạo ra các tế bào máu mới.


Các quả thận "làm sạch" máu trong cơ thể và chuyển chất bẩn tới bàng quang, để thải ra ngoài (Ảnh: Shutterstock).

Với tất cả những chức năng quan trọng đó, các nhà khoa học cho rằng việc có hai quả thận rất quan trọng đối với sự sống còn của chúng ta.

Đúng là bạn có thể sống chỉ với một quả thận. Một số người sinh ra chỉ có một quả thận, vì cái còn lại không phát triển. Có trường hợp hai quả thận tiếp xúc với nhau khi mới phát triển và dính lại với nhau, tạo thành một quả thận có hình dáng giống như móng ngựa. Những người có loại thận này phải hết sức cẩn thận vì họ có thể dễ mắc bệnh hơn người có hai quả thận.

Đôi khi thận của chúng ta ngừng hoạt động. Khi đó, máu không thể được làm sạch và chúng ta có thể bị ốm nặng. Cách duy nhất để sống sót là nhờ vào máy móc để lọc máu, hoặc ghép thận.

Sau khi quả thận mới được ghép vào cơ thể người nhận, cả người cho và người nhận chỉ có một quả thận hoạt động bình thường, nhưng cả hai vẫn có thể sống rất lâu. Họ chỉ cần chú ý ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên đúng cách. Thậm chí, đã có một người sống ở Australia sống với một quả thận cấy ghép trong 45 năm.

Cập nhật: 06/06/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video