Tại sao để xi măng trên da quá lâu có thể gây bỏng?

Theo Tạp chí Y học Cấp cứu, vào ngày 2/6, một cậu bé 7 tuổi đã phải nhập viện cấp cứu vì bị bỏng sau khi bị xi măng đổ lên khắp đầu và người.

Một thành viên trong gia đình cho biết khi cậu bé đang chơi gần đó và đi bộ dưới bình xi măng thì vô tình bị xi măng đổ lên người.

Một lúc sau, cậu bé bị đau rát, và da đỏ ửng lên. Cậu bé đã được đưa đến một cơ sở chăm sóc sức khỏe. Sau đó, anh được chuyển đến Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville, Tennessee, để đánh giá xem liệu vết bỏng có cần điều trị thêm hay không.


Xi măng ướt có thể gây bỏng nếu để trên da người quá lâu.

Tại đó, các bác sĩ ghi nhận cậu bé bị bỏng bề ngoài trên đầu, cổ và thân, các tác giả từ Đại học Vanderbilt cho biết. Họ cũng thấy rằng hỗn hợp xi măng vẫn chưa được rửa sạch hoàn toàn, các hạt bụi vẫn có thể nhìn thấy đang còn bám trên da và tóc của cậu bé.

Không bao giờ được để xi măng trên da quá lâu vì chúng có thể gây bỏng hóa chất nghiêm trọng.

Đó là bởi vì xi măng được tạo thành phần lớn từ hợp chất canxi oxit, và khi trộn với nước, nó trở nên có tính bazơ cao hoặc có tính kiềm, nghĩa là nó có độ pH cao.

Độ pH của một chất được đo trên thang từ 0 đến 14 - chất có độ pH thấp có tính axit, trong khi chất có độ pH cao có tính kiềm. Các tác giả cho biết xi măng ướt có thể có độ pH cao tới 14.


Xi măng có nồng độ pH cao nên có thể dẫn đến bỏng hóa chất.

Tiếp xúc với xi măng ướt không gây bỏng hóa học ngay lập tức, nhưng nếu ai đó tiếp xúc lâu với vật liệu hoặc vật liệu để trên da trong một thời gian dài, nó có thể gây bỏng.

Các tác giả cho biết thời gian trung bình từ khi tiếp xúc với xi măng ướt đến khi có dấu hiệu bỏng là 6 giờ. Vì thế mọi người có thể không nhận ra rằng xi măng đã gây ra vết bỏng cho họ.

Theo nghiên cứu, các bác sĩ thường thấy loại chấn thương này ở những người trưởng thành làm việc với xi măng. Các tác giả cho biết trường hợp bỏng xi măng ướt hiếm khi gặp ở trẻ em.

Các tác giả cho biết, điều trị bằng cách rửa da bằng nhiều nước để loại bỏ xi măng ướt. Các bác sĩ đôi khi sử dụng các dung dịch khác, bao gồm polyethylene glycol, để rửa da, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy đây là những giải pháp thay thế tốt hơn cho nước. Nếu vết bỏng nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật.

Trong trường hợp hiện tại, da của cậu bé được rửa nước cho đến khi hết xi măng. "May mắn thay, bệnh nhân liên quan đến trường hợp này đã được khử nhiễm đủ sớm và không cần can thiệp phẫu thuật", các tác giả viết. Họ cho biết cậu bé đã được xuất viện và hồi phục hoàn toàn.

Cập nhật: 15/06/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video