Tại sao lại gọi là thanh cua trong khi thành phần không hề chứa cua?

Thanh cua là thực phẩm phổ biến và được nhiều người ưa thích. Có thể bạn đã biết thanh cua hoàn toàn không được tạo ra bằng thịt cua thật mà từ cá. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao thành phần làm từ cá nhưng món ăn này lại có tên gọi là thanh cua chưa? Và tại sao người ta lại tạo ra món ăn này?

Tại sao người ta lại tạo ra thanh cua?


Thanh cua được làm từ cá chứ không phải cua.

Thịt cua thật với hương vị tươi và thơm ngon thì chẳng ai làm không thích cả. Nhưng thật không may trong quá khứ, việc vận chuyển nhanh chóng từ nơi đánh bắt ngoài biển khơi đến đất liền là một quy trình vô cùng tốn kém và mất thời gian. Đó là lý do tại sao vài thập kỷ trước, các nhà sản xuất thực phẩm và đầu bếp đã cùng nhau tìm kiếm 1 giải pháp thay thế ít tốn kém hơn để đáp ứng được nhu cầu mạnh mẽ của thực khách. Mặt khác, thịt cua giả không chỉ có giá cả phải chăng hơn mà còn là một chất thay thế hữu ích trong các món cuộn sushi, salad và nước sốt.


Thanh cua chúng ta thường thấy.

Thế là vào những năm 1970, người Nhật đã giới thiệu 1 loại cua giả (imitation crab). Sản phẩm đã chế biến có hương vị và hình thức giống như cua thật được gọi là surimi. Điều quan trọng ở đây là surimi được làm từ loại cá thịt trắng, thường là cá minh thái Alaska hoặc cá tuyết trắng Thái Bình Dương.


Sản phẩm đã chế biến có hương vị và hình thức giống như cua thật được gọi là surimi.

Sự nổi tiếng của surimi đến từ việc nó có thể tái tạo lại hương vị của những loại hải sản với giá thành rẻ hơn rất nhiều. Fooducate ước tính rằng surimi có giá khoảng 70-100 cent cho 100 gram. Trong khi đó, thịt tôm hùm là 11 USD cho mỗi 100 gram.

Thanh cua - surimi thực chất là gì?


 Surimi thực sự làm từ thịt cá thật.

Dù được gọi là hải sản giả nhưng surimi thực sự làm từ thịt cá thật với một lịch sử lâu đời. Đây là một nguồn protein tuyệt vời, ít calo dễ hấp thụ và rất dễ dàng chế biến cũng như phù hợp với nhiều món ăn. Surimi thực chất là một loại bột hải sản từ thịt cá với hương vị nhân tạo, cùng với tinh bột, đường và natri. Về cơ bản, thanh cua được làm từ thịt cá trắng. Thịt cá sau khi được xé nhỏ, rửa đi rửa lại nhiều lần trong nước, sẽ được băm nhuyễn rồi ép thành 1 hỗn hợp không mùi không vị, được gọi là “surimi base”. Nó sẽ được bảo quản đông lạnh từ -20 đến -30°C, sau đó được bán cho các công ty thực phẩm. Họ sẽ thêm nước, chất tạo kết cấu đàn hồi và hương vị,… để cho ra sản phẩm với hương vị mong muốn.


Về cơ bản, thanh cua được làm từ thịt cá trắng.

Tuỳ theo loại cá được dùng mà surimi sẽ chứa thành phần dinh dưỡng khác nhau. Từ chất nền surimi người ta có thể chế biến thành các sản phẩm khác như: thịt tôm, sò điệp, cua, ghẹ, xúc xích. Tuy nhiên, thịt cua thật vẫn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều lần, với lượng đạm cao gần gấp 3 lần thịt cua giả. Ngoài ra, cua nhân tạo có nhiều natri và đường.


Chính vẻ ngoài và cả cách tiếp thị đã đưa món ăn này theo một hướng hoàn toàn mới.

Trên thực tế, cách thức tạo ra surimi đã xuất hiện tại 1 số vùng Đông Á từ thế kỷ 12 như 1 giải pháp để bảo quản cá. Các đầu bếp Nhật Bản đã tận dụng lại bất cứ loài cá thừa nào bằng cách ướp muối và nghiền thành 1 hỗn hợp bột. Nhưng surimi không trở thành 1 hiện tượng hay 1 điều gì đó quá quan trọng của người Nhật. Phải đến những năm 1960, khi nhà hoá học Nhật Bản đã tìm ra cách bảo quản surimi bằng đường để kéo dài thời gian sử dụng, điều này mới chính thức khởi động toàn bộ ngành công nghiệp surimi trị giá 1 tỷ USD ngày nay. Chính vẻ ngoài và cả cách tiếp thị đã đưa món ăn này theo một hướng hoàn toàn mới.

Surimi được giới thiệu ra thế giới


Ngày nay, surimi ở dạng thanh là loại phổ biến nhất trên thế giới.

Chính công ty Nhật Bản Sugiyo là nơi đầu tiên giới thiệu và được cấp bằng sáng chế sản phẩm thịt cua giả vào năm 1974. Khi đó surimi có tên gọi là Kanikama. Đến năm 1977, công ty Berelson ở San Francisco, California, Mỹ đã hợp tác với Sugiyo giới thiệu sản phẩm này ra thị trường quốc tế dưới tên gọi là Krab Sticks, Ocean Sticks, Sea Legs và Fake Crab Sticks. Ngày nay, surimi ở dạng thanh là loại phổ biến nhất trên thế giới, chiếm khoảng 25% sản lượng surimi. Tuy nhiên, hiện nay một số quốc gia đã cấm các nhà sản xuất đặt tên “thanh cua” bởi chúng hoàn toàn không chứa thịt cua.


Mỹ và Nhật Bản là 2 quốc gia sản xuất surimi lớn nhất thế giới.

Sau nhiều năm, thanh cua đã trở nên phổ biến trong các nhà hàng và cửa hàng tạp hoá ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, Mỹ và Nhật Bản là 2 quốc gia sản xuất surimi lớn nhất thế giới, trong khi Thái Lan là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất.

Sự phổ biến của thanh cua

Surimi hải sản có mặt trong nhiều món ăn hơn bạn nghĩ, ngay cả những thương hiệu thức ăn nổi tiếng như Subway cũng dùng thanh cua như 1 trong những thành phần chính tạo hương vị hải sản cho món ăn. Không chỉ xuất hiện trong sushi, surimi được nhiều quốc gia tiêu thụ như 1 loại thực phẩm chính chủ đạo. Ở Thái Lan, người ta chế hiện surimi thành 1 món ăn cay kèm với hành tây. Còn ở Tây Ban Nha, món surimi chấm với nhiều loại nước chấm được rất nhiều người ưa chuộng. Ước tính có khoảng 600.000 tấn surimi được tiêu thụ mỗi năm ở Hàn Quốc và Nhật Bản, còn ở Mỹ là 3.000 tấn.

Thanh cua đỏ và thanh cua cam


Thanh cua cam.

Màu sắc chỉ là một cách nhận diện, bởi ở Pháp, Bỉ, Ý, thanh cua có màu cam vì chúng có vị cua. Còn lại, thanh cua thường có màu hồng hoặc đỏ với hương vị của nghêu hoặc tôm hùm.


Thanh cua đỏ.

Ở Nhật, có rất nhiều loại surimi khác nhau. Điều tạo ra sự khác biệt nằm ở cách chúng được làm chín, một số được hấp, một số khác được nấu trong lò, luộc hoặc chiên, mang đến những kết cấu khác nhau.

Cập nhật: 08/08/2024 Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video