Tại sao nhiệt độ 40 độ C ở sa mạc lại dễ chịu đựng hơn ở các nước nhiệt đới?

Khi nhiệt độ ở một thành phố thuộc một nước nhiệt đới, ví dụ như ở Thủ đô Hà Nội của nước ta, mà lên đến 40 độ C thì người dân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, dễ kiệt sức. Nhưng cùng mức nhiệt độ này ở sa mạc thì con người lại dễ chịu đựng được hơn. Tại sao lại như vậy?

Miền Bắc nước ta đang có một đợt nắng nóng diện rộng, nhiều nơi có nắng nóng gay gắt. Ngày mai, 13/6, nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội sẽ lên đến 37oC (nhiệt độ không khí)nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời sẽ lên 46 - 47oC.

Những mức nhiệt độ như trên ở các nước Đông Nam Á vốn được biết đến là gây ra sự căng thẳng (do) nhiệt cho cơ thể con người, có thể rất nguy hiểm, dẫn đến say nắng, kiệt sức, chuột rút… Nhưng cùng mức nhiệt độ như vậy ở sa mạc thì mức độ căng thẳng nhiệt lại không nghiêm trọng như ở các nước vùng nhiệt đới (như ở nước ta).

Đó là vì căng thẳng nhiệt chủ yếu là do nhiệt độ, nhưng còn do các yếu tố liên quan đến thời tiết khác như độ ẩm, gió và bức xạ.


Nhiệt độ cảm nhận ở một số tỉnh thành miền Bắc nước ta vào trưa nay, 13/6. (Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap).

Cơ thể chúng ta nhận nhiệt từ không khí xung quanh, từ Mặt trời, hay từ chính những quá trình bên trong cơ thể như tiêu hóa, tập thể dục. Để phản ứng với điều này, cơ thể phải mất bớt nhiệt đi. Chúng ta mất bớt một phần nhiệt vào không khí xung quanh và một phần qua việc hít thở. Nhưng phần lớn nhiệt được mất bớt qua việc đổ mồ hôi, vì khi mồ hôi trên bề mặt da bay hơi, nó lấy bớt năng lượng từ da và không khí xung quanh.

Nhưng các yếu tố khí tượng lại ảnh hưởng đến tất cả những điều trên. Ví dụ, độ ẩm cao khiến tốc độ bay hơi của mồ hôi trên da giảm xuống.

Vì vậy, chính độ ẩm cao khiến các đợt nóng ở Đông Nam Á trở nên nguy hiểm hơn, và Đông Nam Á vốn là khu vực cực kỳ ẩm của thế giới.


Đông Nam Á là khu vực có độ ẩm cao trên thế giới. Trong hình là độ ẩm ở một số tỉnh thành miền Bắc vào sáng nay, 13/6. (Ảnh: Zoom Earth, OpenStreetMap).

Nhưng ngay cả mức căng thẳng nhiệt cũng có giới hạn. Tức là, khi mức căng thẳng nhiệt đạt đến một mức độ nhất định thì bất kỳ ai - kể cả những người có sức khỏe tốt và đã quen với trời nóng - cũng bị kiệt sức và thấy khó chịu đựng dù chỉ hoạt động vừa phải. Mức giới hạn này, ở điều kiện trời nắng, là nhiệt độ khoảng 39oC và độ ẩm khoảng 50%. Theo trang The Straits Times, giới hạn này đã bị vượt qua ở một số địa điểm tại Đông Nam Á trong các đợt nắng nóng của các năm gần đây.

Cùng là nhiệt độ cao tương tự như trên nhưng ở những nước có độ ẩm thấp hơn, cách xa vùng nhiệt đới, thì sự căng thẳng nhiệt và mức độ nguy hiểm cũng thấp hơn. Ví dụ, ở Anh đã từng có nhiệt độ kỷ lục là 40oC nhưng độ ẩm chỉ khoảng 20oC nên mức căng thẳng nhiệt lại không nghiêm trọng, người dân không đến nỗi thấy khó chịu đựng.


Cùng mức nhiệt độ có thể có tác động rất khác nhau đối với con người ở những khu vực khác nhau trên thế giới. (Ảnh minh họa: iStock).

Vì vậy, vào những ngày trời nắng nóng, oi bức, người dân luôn cần nhớ uống nhiều nước hơn bình thường và tránh hoạt động lâu ở ngoài trời, bởi khi thời tiết tiến gần đến mức giới hạn sinh lý của con người thì ngay cả những người hoàn toàn khỏe mạnh mà ở ngoài trời lâu cũng rất nguy hiểm.

Cập nhật: 13/06/2024 hoahoctro.tienphong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video