Tại sao quạt máy quay sau một thời gian lại có nhiều bụi bám trên cánh quạt?

Tại sao quạt máy sau một thời gian hoạt động lại bám nhiều bụi?

Trời nắng nóng khiến bạn bật quạt không ngừng, và chợt nhận ra chúng như một "cục nam châm hút bụi". Vì sao bụi lại dễ bám vào quạt và các thiết bị làm mát như vậy? Cùng đi tìm lời giải ngay cho thắc mắc này nhé!

Mùa hè nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát như quạt điện, điều hòa... tăng cao. Thế nhưng khi sử dụng các thiết bị này, bạn phát hiện ra rằng chúng rất dễ bị bám bụi ở phần cánh quạt, khung sắt, lưới lọc... Thậm chí, mức độ bám bụi còn nhiều hơn đáng kể so với mặt bàn, mặt tủ…


Bạn nên bảo dưỡng và vệ sinh quạt thường xuyên.

Tại sao cánh quạt bị bám bụi bẩn?

Câu trả lời là do tĩnh điện. Khi cánh quạt quay thì cánh quạt luôn “chém” vào không khí, tạo ra ma sát giữa cánh quạt và không khí, từ đó sinh ra tĩnh điện, tạo lực hút mà đặc biệt đối với những vật thể nhỏ và nhẹ bay trong không khí như bụi. Vì thế mà bụi bám nhiều trên cánh quạt, khi quạt càng quay nhiều thì tĩnh điện tích càng lớn và bụi bám mỗi lúc càng nhiều hơn.

Ngoài ra, ở trên cùng một cánh quạt thì lượng bụi bám cũng không giống nhau, nếu để ý bạn sẽ thấy ở phần rìa trước cánh quạt thì bụi bám nhiều còn phần còn lại bám ít hơn. Điều này cũng dễ hiểu, bởi phần này “chém” vào không khí trực tiếp và mạnh nhất nên ma sát ở đó lớn, làm cho cánh quạt bị nhiễm điện chỗ đó nhiều nhất và bụi sẽ bám dày hơn.

Đối với điều hòa, tình trạng tương tự cũng xảy ra, nhưng cơ chế hơi khác so với quạt điện. Theo đó, nguyên tắc hoạt động của điều hòa đó là liên tục hút không khí trong phòng, đẩy chúng thông qua bộ phận trao đổi nhiệt để làm mát, rồi thổi ra ngoài qua bộ lọc.

Trong quá trình hoạt động, các chất ô nhiễm bao gồm bụi, vi khuẩn, nấm mốc gây dị ứng... bám vào quạt gió dàn lạnh, và bị giữ lại một phần ở lưới lọc. Phần còn lại được thổi trở lại căn phòng.

Nếu hít vào cơ thể, những chất ô nhiễm này có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp hoặc các bệnh nghiêm trọng khác.

Vậy làm thế nào để quạt không bị bám bụi?

Mùa hè tới, quạt phải hoạt động liên tục nên thường bị bám bụi ở lồng quạt và cánh quạt. Do vậy, không còn cách nào khác là bạn phải bảo dưỡng và vệ sinh quạt thường xuyên. Việc làm này không những làm tăng tốc độ quay của quạt, giúp quạt chạy được êm ái mà còn mang lại không khí trong lành và đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình bạn.

Khi thấy cánh quạt bám nhiều bụi bẩn, bạn nên tháo hết các bộ phận của quạt để lau chùi, vệ sinh sạch sẽ. Không chỉ cánh quạt bám bụi mà trục quạt, lõi động cơ cũng dính khá nhiều bụi. Việc vệ sinh sẽ giúp cho quạt được tiếp thêm năng lượng để hoạt động mạnh mẽ và an toàn hơn.

Mẹo vệ sinh quạt điện

Để vệ sinh quạt điện một cách kỹ lưỡng nhưng nhanh chóng, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:

  • Kiểm tra tình trạng của quạt điện để đảm bảo thiết bị đang hoạt động bình thường.
  • Tắt quạt, rút dây nguồn, đảm bảo rằng núm điều khiển quay phía trên trục động cơ phải được rút lên từ trước.
  • Tháo lồng quạt, vặn núm giữ ngược chiều kim đồng hồ để tháo cánh quạt ra khỏi trục, đồng thời cũng tháo tiếp núm giữ lồng còn lại của quạt điện.
  • Dùng các chất tẩy rửa nhẹ như nước rửa chén, xà phòng để vệ sinh cánh quạt, lồng quạt, núm giữ lồng quạt, sau đó lau cho thật khô.
  • Vệ sinh, nhỏ dầu vào trục quay, sau đó lắp cánh lẫn lồng quạt rồi cắm điện và bật quạt để kiểm tra xem nó có hoạt động bình thường hay không là xong.

Mẹo dùng quạt giúp bạn ngủ ngon mà còn tiết kiệm điện

Tại sao quạt trần nhà bạn chỉ có 3 cánh mà quạt trần ở Mỹ hoặc châu Âu lại có tới 4,5 cánh?

Những nguy hại không ngờ khi dùng quạt điện ngày hè ít người biết

Cập nhật: 07/11/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video