Tại sao rắn hổ mang bành rộng cổ được?

Hổ mang là loài rắn chứa nọc độc chết người sống ở vùng Châu Á và Châu Phi. Thông thường thân hình loài rắn này tương tự như bất kỳ con rắn nào khác, nhưng chúng còn có khả năng san bằng đầu mình thành hình như mui xe. Chính vì thế, loài rắn này còn được gọi là rắn hổ mang bành.

Sở dĩ rắn hổ mang có thể bành rộng cổ mình ra được là do nó có xương sườn kéo dài, giúp rắn mở rộng da ra bên ngoài cổ, tạo thành hình như mui xe phía trước cơ thể. Chúng bành rộng cổ ra khi gặp nguy hiểm hoặc bị kích động. Với cách này, rắn sẽ ngụy trang thân hình của mình to hơn rất nhiều bình thường giúp rắn uy hiếp kẻ thù.

Rắn hổ mang có nọc kích độc. Chúng thường tấn công khi bị khiêu khích hay đe dọa. Ai bị loài rắn độc này cắn thì chỉ khoảng 30 phút sau sẽ bị tử vong do chất độc làm suy hô hấp, dẫn đến ngạt thở và làm tê liệt hoạt động của cơ hoành. Hổ mang thường ăn chuột, chim và ếch. Đối thủ đáng gờm nhất có khả năng đánh bại hổ mang trong tự nhiên là loài cầy, chim săn mồi và con người.

Hiện nay, rắn hổ mang được phân bố ở nhiều vùng khác nhau thuộc Châu Phi và Châu Á với rất nhiều chi loài khác nhau. Trong đó hổ mang chúa là loài rắn hổ mang lớn nhất, với chiều dài tối đa 18 feet (5,4 mét), sinh sống ở nam Á, đặc biệt là ở Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và Indonesia.

Cập nhật: 10/08/2024 Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video