Tại sao trái đất được chia thành các vùng nhiệt đới, ôn đới và hàn đới?

Mức độ chịu tác động ánh sáng và nhiệt độ của vật thể có liên quan đến góc độ chiếu sáng. Nếu bạn đứng đối diện trước lò đang cháy hừng hực, bạn sẽ cảm thấy rất nóng; nhưng nếu bạn đứng đối diện xéo với cửa lò thì bạn sẽ không cảm thấy nóng nữa.

Thử làm một thí nghiệm: bật ngọn đèn bàn, sau đó gỡ chụp đèn đi, bạn đặt quả địa cầu cách ngọn đèn bàn 1m (chú ý đến tâm điểm của quả địa cầu phải đồng tâm với tâm điểm của ngọn đèn bàn). sau đó bạn hãy quan sát kỹ sẽ thấy mức độ sáng trên quả địa cầu sẽ được chia làm nhiều vùng, nhất là "vùng xích đạo" và vùng phụ cận gần đó sẽ sáng nhất; còn càng đi về phía Nam hay phía Bắc ánh sáng sẽ dần dần tối đi.

Điều này chứng tỏ nơi bị ánh sáng mặt trời chiếu thẳng sẽ là nơi nóng nhất; những nơi ánh sáng mặt trời chiếu xiên sẽ có nhiệt độ thấp hơn. Điều này cũng nói lên rằng góc độ chiếu sáng của mặt trời đã tạo nên nhiệt độ nóng, ấm, lạnh (nhiệt đới, ôn đới, hàn đới) ở các vùng khác nhau trên trái đất. Không những thế, xuất phát từ việc tạo sự tiện lợi cho công tác nghiên cứu khoa học, các nhà khí tượng học và các nhà địa lý học còn phân chia các "đới" một cách tỉ mỉ hơn nữa.

H.T sưu tầm.
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video