Tảo độc nở nộ trên biển Arab

Nghiên cứu công bố hôm 4/5 cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu đang kích thích tảo độc nở hoa, làm gián đoạn hoạt động đánh bắt cá của ngư dân.

Sử dụng ảnh vệ tinh của NASA, các nhà nghiên cứu từ Đài quan sát Trái Đất Lamont - Doherty (LDEO) của Đại học Columbia, Mỹ đã chỉ ra mối liên quan giữa hiện tượng sông băng tan chảy trên dãy Himalaya với sự sinh sôi nảy nở của tảo độc Noctiluca dưới biển Arab trong những năm gần đây.


Tảo độc (màu xanh lục) phát triển mạnh trên biển Arab nhìn từ không gian. (Ảnh: NASA).

"Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu và sinh học đại dương đều tập trung vào vùng biển cực và ôn đới. Những thay đổi ở vùng biển nhiệt đới không được chú ý đến", chuyên gia Joaquim Goes tại LDEO cho biết.

Những cơn gió đông thổi từ dãy Himalaya giúp làm mát bề mặt biển Arab, khiến nước lạnh chìm xuống và được thế chỗ bởi nước ấm giàu dinh dưỡng hơn ở phía dưới. Quá trình này, được gọi là trộn đối lưu, cho phép thực vật phù du nổi lên gần mặt nước, nơi có điều kiện sinh trưởng tốt hơn do nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.

Tuy nhiên, các dòng sông băng tan chảy từ khu vực cao nguyên Himalaya - Tây Tạng đã khiến gió thổi vào bề mặt đại dương ấm và ẩm hơn, làm giảm quá trình trộn đối lưu. Sự thay đổi này gây tổn thương hầu hết sinh vật phù du, ngoại trừ Noctiluca vì chúng không cần ánh sáng mặt trời.

Hệ quả là Noctiluca có điều kiện phát triển mạnh mẽ, lấn át các loài thực vật phù du khác - nguồn thức ăn quan trọng của một loạt sinh vật biển. Nghiên cứu cho thấy chỉ có sứa và Salpidae có thể tiêu thụ loài tảo độc này, dẫn đến sự mất cân bằng trong chuỗi thức ăn dưới đại dương.

"Đây có lẽ là một trong những thay đổi mạnh mẽ nhất mà chúng ta từng thấy liên quan đến biến đổi khí hậu", Goes nhấn mạnh. Sự sinh sôi của tảo độc ảnh hưởng đến cuộc sống của ngư dân, cũng như hoạt động của các nhà máy khử muối, lọc dầu và khai thác khí đốt tự nhiên. Nhóm nghiên cứu lo ngại sự gián đoạn trong chuỗi thức ăn còn có thể làm tăng nạn cướp biển ở Yemen và Somalia.

Cập nhật: 06/05/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video