Tạo ra "ngôi sao nhân tạo" bằng 4 chùm laser siêu mạnh

Bằng cách dùng những chùm laser cực mạnh bắn lên bầu trời từ Đài quan sát Chile, các nhà khoa học thuộc Cơ quan nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại Nam Bán cầu sẽ tạo nên một ngôi sao nhân tạo trên bầu trời, cho phép các hệ thống quang học trước đây có thể khắc phục độ mờ gây ra bởi tầng khí quyền của Trái Đất, giúp hình ảnh chụp từ kính thiên văn được sắc nét hơn.

Với tên gọi 4 Laser Guide Star Facility (4LGSF), đây sẽ là hệ thống laser tiên tiến nhất thế giới, bắn cùng lúc 4 chùm tia laser 22W với bước sóng 589 nano mét. Mỗi tia sẽ có độ rộng 0,3 mét, đủ lớn để là nhiệm vụ "dẫn đường" cho các hệ thống quan sát vũ trụ trước đây. Được biết hệ thống này đã được các kỹ sư thử nghiệm vào đầu tháng 9 năm ngoái và sau khi đã chứng minh được hiệu quả thì sắp tới, nó sẽ được đưa vào áp dụng chính thức.


Hệ thống này có tên gọi 4 Laser Guide Star Facility (4LGSF).

Đại diện dự án cho biết: "4LGSF sẽ chiếu 4 tia laser 22W lên bầu trời đễ tạo nên một ngôi sao dẫn đường nhân tạo bằng cách tạo nên những phân tử natri trên thượng tầng khí quyển. Các nguyên tử này sẽ sáng lên trông giống như một ngôi sao, bù đắp độ sáng của các hệ thống quang học trước đây, giảm thiểu sự mờ nhòe gây ra bởi tầng khí quyển Trái Đất, giúp cho kính thiên văn chụp được những hình ảnh sắc nét hơn. Việc sử dụng đồng thời 4 tia laser sẽ giúp kiểm soát được hiện tượng nhiễu loạn của khí quyển, từ đó tăng độ chi tiết, cải thiện chất lượng hình ảnh, đồng thời tăng cường phạm vi quan sát hơn so với trước đây".

Cập nhật: 28/04/2016 Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video