Tạo ra robot giúp trẻ tự kỷ học các kỹ năng xã hội

Kaspar là một robot xã hội được thiết kế để giao tiếp với trẻ tự kỷ. Robot có thể hát, bắt chước cách ăn uống, chơi trống lục lạc và thậm chí là chải tóc. Nó có khả năng hoạt động như một người hướng dẫn xã hội và giúp trẻ khám phá những cảm xúc đơn giản của bản thân.

"Điều này thật tuyệt, nó làm cho tôi cảm thấy thích thú!", Kaspar - robot xã hội nói chuyện với cậu bé Finn bốn tuổi, khi họ chơi với nhau tại một trường học dành cho trẻ tự kỷ ở phía bắc Luân Đôn (Anh).

Kaspar được phát triển bởi một nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Hertfordshire. Kaspar biết hát nhiều bài hát quen thuộc, bắt chước hành động ăn uống của con người, chơi trống lục lạc và thậm chí còn biết chải tóc. Robot được thiết kế với kích thước giống như một đứa trẻ, để có thể dễ dàng tương thích khi giao tiếp với trẻ.

Robot làm tất cả các hoạt động này trong suốt quá trình chơi với trẻ tự kỷ để giúp cậu bé Finn làm quen với việc giao tiếp và những tương tác xã hội. Nếu trong lúc chơi cùng nhau, Finn trở nên quá thô lỗ, Kaspar sẽ tự động kêu lên: "Ouch, cậu đang làm đau tôi đấy".


Kaspar đang chơi cùng cậu bé Finn mắc chứng tự kỷ. (Ảnh: Reuters).

Một nhà trị liệu có thể dễ dàng khuyến khích trẻ sửa đổi những hành vi chưa đúng của mình bằng cách cù vào ngón chân của robot. Finn là một trong số khoảng 170 trẻ mắc chứng tự kỷ được Kaspar giúp đỡ ở các trường học và bệnh viện trong 10 năm qua.

Tuy nhiên theo Tổ chức Tự kỷ Quốc gia (National Autistic Society), có xấp xỉ 700.000 người mắc chứng tự kỷ trên toàn nước Anh. Vì vậy, các nhà nghiên cứu muốn Kaspar có thể giúp được nhiều người hơn trong Ngày hội Tự kỷ Thế giới.

Kerstin Dautenhahn - giáo sư về trí tuệ nhân tạo thuộc Trường đại học Hertfordshire, phát biểu trên tờ Reuters: "Tầm nhìn của chúng tôi là cung cấp cho mỗi trẻ tự kỷ trong mỗi ngôi trường, ngôi nhà và bệnh viện một Kaspar nếu chúng muốn".

Mục tiêu này có đạt được hay không phần lớn phụ thuộc vào kết quả của cuộc thử nghiệm lâm sàng kéo dài hai năm với Cộng đồng NHS Trust của Trường đại học Hertfordshire. Nếu thành công, Kaspar có thể được phép làm việc tại các bệnh viện trên toàn quốc.

Kaspar đã được kiểm định bởi TRACKS - một tổ chức từ thiện độc lập và là chuyên gia trong giai đoạn đầu khi sáng lập ra trung tâm dành cho trẻ em mắc chứng tự kỷ ở Stevenage. Sau khi kiểm tra, TRACKS đã có nhiều nhận xét tích cực khi Kaspar chơi với trẻ tự kỷ. Kaspar được thiết kế rất thân thiện và mang dáng dấp thể thao với mũ lưỡi trai xanh và áo kẻ sọc.

Trong những buổi làm việc với trẻ tự kỷ, robot sử dụng các biểu hiện đơn giản trên khuôn mặt và những phản ứng cơ thể. Nó cũng có thể dùng cử chỉ, lời nói và phản ứng tự động nhờ vào cảm biến ở má, cánh tay, bàn tay, bàn chân và toàn thân.


Nhiều trẻ tự kỷ cảm thấy khó khăn trong việc giải mã những thông tin cơ bản về con người và cảm xúc.

"Chúng tôi đang cố gắng dạy một cậu bé ăn cơm với các bạn cùng lớp. Cậu bé phải vật lộn với công việc đơn giản ấy một cách rất khó khăn vì cậu bé gặp những rắc rối về việc kiểm soát nỗi lo lắng", Phó hiệu trưởng Alice Lynch nói.

"Chúng tôi bắt đầu cho Finn (tên cậu bé) ăn với Kaspar và cậu ấy thật sự rất thích. Khi thấy đói và có Kaspar bên cạnh, Finn sẽ ăn rất dễ dàng. Bây giờ Finn đã bắt đầu hòa nhập vào lớp học và ăn cùng với bạn bè của mình. Đây là một bước tiến trong một quá trình dài dằng dặc để giúp trẻ tự kỷ", bà Alice cho biết thêm.

Nhiều trẻ tự kỷ cảm thấy khó khăn trong việc giải mã những thông tin cơ bản về con người và cảm xúc. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã không thiết kế Kaspar trở nên sống động, mà thay vào đó Kaspar được tạo ra với các tính năng đơn giản và dễ dàng xử lý. Các nhóm hỗ trợ cho trẻ tự kỷ rất ấn tượng với thiết kế này.

Carol Povey, giám đốc Trung tâm Tự kỉ Quốc gia phát biểu trên tờ Reuters: "Nhiều người tự kỷ bị thu hút bởi công nghệ, đặc biệt là khả năng dự đoán mà công nghệ có thể cung cấp. Điều này cho thấy đây là một phương tiện hữu ích để thu hút trẻ em và người lớn. Robot Kaspar là một trong một số những công nghệ mới nổi, có tiềm năng to lớn trong việc tạo ra sự khác biệt đối với người mắc chứng tự kỷ".

Cập nhật: 05/04/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video