Tạo ra "siêu chuột" nhìn xuyên màn đêm: Tưởng khoa học rảnh nhưng mọi chuyện đều có lý do

Tại sao các nhà khoa học lại muốn tạo ra những con chuột có siêu năng lực?

Mới đây, các nhà khoa học tại Mỹ và Trung Quốc đã thử nghiệm thành công khi tạo ra những con "siêu chuột" có khả năng nhìn xuyên qua qua bóng đêm.

Vấn đề là để làm gì? Về bản chất, chuột là một sinh vật được đánh giá là có hại với con người, và thật may mắn khi chúng không có được thị giác tốt lúc tối trời. Vậy nên việc cho chuột một khả năng siêu nhiên là nhìn xuyên bóng tối thực sự khiến nhiều người phải băn khoăn.

Nhưng mọi chuyện đều có lý do, và lý do ở đây là vì các nhà khoa học đang muốn tạo ra một công nghệ cho phép con người sở hữu khả năng nhìn tốt hơn trong bóng tối.


Việc cho chuột một khả năng siêu nhiên là nhìn xuyên bóng tối thực sự khiến nhiều người phải băn khoăn.

Kỹ thuật này liên quan đến việc bơm vào mắt các hạt nano có tác dụng như những an-ten siêu nhỏ để hấp thụ tia hồng ngoại - sóng ánh sáng nằm ngoài phạm vi quan sát của con người - rồi chuyển nó thành một bước sóng khác phù hợp hơn. Các loài thú vốn chỉ nhìn thấy một phần dải sóng của phổ điện từ, và phương pháp mới này cho phép chúng ta mở rộng ngưỡng quan sát ấy ra.

Về cơ bản, phương pháp tiêm hạt nano chưa từng được thử nghiệm trên người, nhưng thí nghiệm trên chuột lần này đã cho thấy những tiềm năng đáng kinh ngạc. Trong đó, những con chuột được tiêm đã có thể nhìn thấy sóng hồng ngoại - nghĩa là chúng nhìn được rất rõ các sinh vật sống khác vào buổi đêm. Và điều quan trọng nhất là lũ chuột vẫn rất khỏe mạnh sau thí nghiệm mà không có tác dụng phụ nào.

Phương pháp này không đồng nghĩa với việc bạn có thể nhìn được tia hồng ngoại phát ra từ các cơ thể sống. Đó là lời giải thích của Tian Xue - đồng tác giả nghiên cứu, chuyên gia thần kinh học tại ĐH Khoa học Công nghệ Trung Quốc. Tuy nhiên về mặt lý thuyết, một người sau khi được cấy nano có khả năng quan sát được người và vật trong bóng tối mà không cần bất kỳ công cụ hỗ trợ nào.


Các nhà khoa học muốn tạo ra một công nghệ cho phép con người sở hữu khả năng nhìn tốt hơn trong bóng tối. (Ảnh minh họa).

Theo Gang Han - tác giả nghiên cứu và là chuyên gia hóa học tại ĐH Massachusetts, thí nghiệm này giúp họ hiểu hơn về khả năng cảm nhận thị giác của con người, và từ đây đưa ra phương pháp mới để điều trị chứng mù màu. Dù vậy, việc ứng dụng nó một cách an toàn lên con người vẫn là câu chuyện ở tương lai xa.

Khi thử nghiệm, Han, Xue và các cộng sự đã tiêm vào mắt của chuột một loại hạt nano được bọc trong protein, nhằm gắn chúng với các tế bào nhạy sáng trong nhãn cầu. Theo giả thuyết, các hạt này sẽ trở thành an-ten thu ngắn sóng hồng ngoại thành các sóng ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn là ánh sáng xanh lục.


Khi đeo kính nhìn xuyên đêm, mọi vật sẽ chuyển thành màu xanh.

Để chắc chắn rằng lũ chuột thực sự nhìn thấy tia hồng ngoại, các chuyên gia đã bắt chúng thực hiện một số bài kiểm tra, trong đó có tình huống bước vào nơi hoàn toàn tối, và một nơi cũng tối nhưng nhuộm trong tia hồng ngoại. Và kết quả, những con chuột được cấy nano có xu hướng thích nơi tối hoàn toàn hơn (chuột là loài ưa tối), trong khi nhóm chuột còn lại thì không có sự khác biệt nào.

Michael Do - chuyên gia thần kinh học tại Harvard tin rằng phương pháp này rất có triển vọng ứng dụng trên con người. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng khả năng này đi kèm với rủi ro, bởi việc tiêm nano có thể gây tổn thương cấu trúc mắt theo cách không ngờ đến.

Dù vậy, Gang Han đang hướng đến việc thử nghiệm phương pháp mới này trên loài chó, nhằm tạo ra những "siêu khuyển" có thể nhìn được trong bóng tối.

Cập nhật: 06/03/2019 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video