Tàu NASA tìm ra nơi sự sống có thể ẩn nấp ở hành tinh khác

Trước khi "chết", tàu vũ trụ MESENGER của NASA đã kịp xác định một "vùng sự sống" không thể tin nổi trên hành tinh bé nhỏ nhất Hệ Mặt trời.

"Vùng sự sống" đó ngự trị trong các miệng hố gần cực Bắc của sao Thủy, theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học The Planetary Science Journal.

Công trình được dẫn đầu bởi nhà khoa học hành tinh Alexis Rodriguez từ Tổ chức Khoa học hành tinh phi lợi nhuận ở Arizona - Mỹ, phân tích dữ liệu từ tàu vũ trụ MESSENGER của NASA.


Bản đồ địa hình sao Thủy tại khu vực được cho là có "sông băng" ngầm chứa đựng sự sống - (Ảnh: NASA).

Tàu MESSENGER là một tàu quỹ đạo hoạt động từ năm 2004 đến 2015 quanh sao Thủy. Tuy sứ mệnh đã kết thúc, bộ dữ liệu hơn một thập kỷ của nó vẫn đang được các nhà khoa học khắp thế giới "chăm sóc".

Trong đó, "vùng sự sống" đã được tiết lộ thông qua dữ liệu về hai miệng hố Raditladi và Eminescu.

Nằm ở gần cực Bắc sao Thủy, chúng chứa đựng những dòng muối giữ lại các hợp chất dễ bay hơi ở sâu bên dưới bề mặt hành tinh. Chúng là nước, carbon dioxide và ni-tơ.

Các vụ va chạm tiểu hành tinh mới hơn đã vô tình làm lộ ra các vật chất bị mắc kẹt dưới bề mặt.

Chúng là một kiểu sông băng gây ngạc nhiên, vì trước đây người ta nghĩ sao Thủy qua gần Mặt Trời nên không thể tồn tại dạng cấu trúc này.

Tuy nhiên do tồn tại ngầm bên dưới bề mặt, những dòng muối này đã bảo quản chất được dễ bay hơi trong hơn 1 tỉ năm, theo các ước tính mới.

Theo Live Science, mặc dù trầm tích mặn của sao Thủy không giống với các tảng băng trôi hay sông băng Bắc Cực điển hình, môi trường mặn tương tự vẫn tồn tại trên Trái Đất.

Một số vi sinh vật cực đoan đã được tìm thấy ở những nơi như thế, thậm chí chết chóc hơn như các khu vực không có cả nước ở "sa mạc tử thần" Atacama của Chile, trong nước sôi núi lửa, sâu hàng chục mét dưới lòng băng tăm tối...

Do đó, các cấu trúc này hoàn toàn đủ khả năng chứa đựng các vi sinh vật cực đoan cùng kiểu.

Các hợp chất dễ bay hơi tồn tại ngầm này có thể có nguồn gốc từ sự sụp đổ của bầu khí quyển nguyên thủy mà hành tinh này từng có được trước khi biến thành một quả cầu chết như ngày nay.

Ngoài ra, có thể có cả sự góp phần cửa hơi nước đậm đặc, độ mặn cao đã rò rỉ từ bên trong các núi lửa của sao Thủy trẻ trung, sau đó bốc hơi, để lại muối.

Theo các tác giả, cần có những nghiên cứu sâu hơn để thực sự làm sáng tỏ những gì ẩn giấu bên dưới bề mặt sao Thủy, điều mà các sứ mệnh sau này, tối tân hơn MESSENGER, hứa hẹn sẽ giúp phơi bày.

Cập nhật: 07/12/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video