Tàu thăm dò của châu Âu sẽ "nhảy cóc" tới sao Mộc?

Các nhà khoa học châu Âu đã sẵn sàng lần đầu tiên thử khai thác liên tiếp lực hấp dẫn của Mặt trăng rồi đến Trái đất để dẫn tàu thăm dò Juice về phía sao Mộc trong động tác nhảy cóc đôi đầu tiên.


Tàu thám hiểm Juice dự kiến sẽ thực hiện bước nhảy cóc đôi để đến sao Mộc. (Nguồn: NASA/Reuters).

Chỉ hơn 1 năm sau khi được phóng, Tàu thám hiểm sao Mộc (Juice) của Cơ quan Vũ trụ châu Âu sẽ quay trở lại Trái đất vào ngày 19 - 20/8 và sẽ sử dụng hiệu ứng phanh của lực hấp dẫn để đi tắt đến sao Kim và tiếp tục đến sao Mộc.

Trong một động tác nhảy cóc đôi mới lạ, đầu tiên tàu thăm dò Juice sẽ sử dụng lực hấp dẫn của Mặt trăng để hướng về Trái đất theo đúng quỹ đạo. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, điều đó có thể làm chệch hướng hành trình kéo dài 8 năm để đến được sao Mộc và các Mặt trăng của nó.

“Điều này rất nguy hiểm vì chỉ một sai sót nhỏ nhất ở giai đoạn đó sẽ được khuếch đại bởi phần thứ hai của quy trình liên quan đến việc sử dụng lực hấp dẫn của Trái đất để làm chậm lại” - ông Nicolas Altobelli - Giám đốc Sứ mệnh Juice cho biết.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết, tàu thăm dò Juice dự kiến sẽ bay qua cách bề mặt Mặt trăng 750km tại điểm gần nhất. Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp “hỗ trợ trọng lực” trong nhiều thập kỷ để điều hướng hệ mặt trời trong khi vẫn tiết kiệm nhiên liệu. Phương pháp này bao gồm việc lướt qua một hành tinh hoặc Mặt trăng và sử dụng sức mạnh của trọng lực để tăng tốc, giảm tốc hoặc thay đổi hướng đi.

Nhưng chuyến bay ngang qua Mặt trăng - Trái đất trong tuần này liên quan đến nỗ lực đầu tiên thực hiện 2 thao tác như vậy liên tiếp. Nếu thành công, nó sẽ đưa Juice vào đúng lộ trình để tiếp cận sao Mộc và 3 vệ tinh lớn có đại dương của nó - Callisto, Europa và Ganymede - vào năm 2031 với sự trợ giúp của 3 lực hấp dẫn đơn lẻ khác: sao Kim vào năm 2025, và sau đó một lần nữa là Trái đất vào năm 2026 và 2029.

Tiếp nối sứ mệnh Galileo của NASA vào những năm 1990 tới sao Mộc, sứ mệnh Juice do ESA dẫn đầu sẽ quay quanh hành tinh lớn nhất của Hệ Mặt trời, thực hiện các chuyến bay ngang qua 3 Mặt trăng băng giá lớn của nó và cuối cùng quay quanh Ganymede để nghiên cứu tiềm năng hỗ trợ sự sống.

Cập nhật: 21/08/2024 Đại Đoàn kết
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video