Tàu thăm dò sao Hỏa sẵn sàng hạ cánh

Robot thăm dò sao Hỏa của NASA đang trong chặng nước rút để đáp xuống sao Hỏa như kế hoạch, nhằm thực hiện sứ mệnh tìm kiếm bằng chứng sự sống trên Hành tinh Đỏ.

Tàu thăm dò mang tên Curiosity đang nghiêng về sao Hỏa sau hành trình dài bắt đầu suốt từ tháng 11 năm ngoái. Theo kế hoạch, thiết bị chạy bằng năng lượng hạt nhân có kích thước bằng một chiếc xe hơi sẽ kết thúc hành trình kéo dài 567 triệu km vào sáng ngày 6/8.

Nơi hạ cánh là khu vực rộng 7km, dài 20km thuộc lòng chảo của Miệng núi lửa Gale, nằm gần xích đạo của sao Hỏa. Miệng núi lửa này - một trong những điểm thấp nhất trên sao hỏa - là nơi có ngọn núi cao 5km, và có vẻ chứa nhiều lớp trầm tích. Các nhà khoa học đoán rằng lòng chảo này trước đây là một lòng hồ.

Nếu như vậy, giới nghiên cứu tin rằng trong đó có các lớp trầm tích đã bị mai một đi nhiều, giờ chỉ còn ở mô đất trung tâm.

Nếu hành trình của Curiosity suôn sẻ theo đúng kế hoạch, 7 phút sau khi hạ cánh, nó sẽ đứng trên bề mặt đầy cát bụi của Hành tinh Đỏ trên 6 bánh xe.

Để đưa robot nặng 1 tấn hạ cánh đúng ụ đất, các kỹ sư sáng chế ra một hệ thống phức tạp, trong đó có chiếc dù siêu thanh đường kính 16m, một bệ trên không hỗ trợ bằng tên lửa, và một thứ gọi là “cần trục trên trời” được thiết kế để hạ thấp robot, giúp nó từ từ đáp xuống mặt đất.

Tuần trước, NASA tái định vị thành công phi thuyền Odyssey bay quanh trái đất để nó có thể giám sát quá trình đáp xuống của Curiosity rồi truyền thông tin về trạm điều khiển mặt đất càng kịp thời càng tốt.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video