Tàu vũ trụ châu Âu tiếp cận sao chổi hình vịt

Sau cuộc hành trình kéo dài 10 năm qua 6 tỉ km, cuối cùng tàu vũ trụ Rosetta của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) đã tiếp cận được với một sao chổi hôm 6/8.

Theo AFP, đây là giai đoạn quan trọng nhất trong dự án nghiên cứu sao chổi có chi phí khoảng 1,76 tỉ USD của ESA. Tàu Rosetta được phóng đi từ Trái đất tháng 3/2014 và sau 10 năm mới tiếp cận được sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko.


Sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, mục tiêu của tàu Rosetta. ESA cho rằng hình dáng sao chổi này gần giống một chú vịt - (Ảnh: AFP)

Khoảng cách giữa sao chổi 67P với Trái đất “chỉ” là 400 triệu km, nhưng tàu Rosetta phải bay vòng qua Trái đất và sao Hỏa, tận dụng lực hấp dẫn của hai hành tinh để tăng tốc độ. Khi ánh sáng từ Mặt trời trở nên quá yếu, không thể tiếp năng lượng, Rosetta đã “ngủ đông” trong 31 tháng.

Rosetta thức dậy vào tháng 1/2014. Hôm nay tàu vũ trụ châu Âu đã đến địa điểm cách sao chổi 67P khoảng 100km. “Phải mất 10 năm mới đến được đó. Giờ chúng ta phải tìm cách đưa tàu Rosetta hạ cánh lên sao chổi và nghiên cứu hàng tháng ở đó” - AFP dẫn lời chuyên gia Sylvain Lodiot của ESA.

Trong quá khứ, sao chổi luôn bị xem là điềm báo xấu. Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết sao chổi, được cấu tạo từ bụi và băng, đơn giản chỉ là những mảnh vụn còn sót lại sau khi các hành tinh trong hệ Mặt trời hình thành 4,6 tỉ năm trước đây.

Nghiên cứu sao chổi sẽ giúp tìm hiểu sự hình thành của các hành tinh. Một lý thuyết chủ chốt là các sao chổi đã đâm vào Trái đất, đem theo nước và phân tử hữu cơ.


Tàu vũ trụ gặp sao chổi. (Ảnh: AFP)

Đến nay, các cơ quan hàng không quốc tế mới chỉ nghiên cứu sự di chuyển của sao chổi và chụp ảnh từ khoảng cách hàng nghìn kilômet.

ESA dự kiến sẽ đưa Rosetta tới áp sát sao chổi 67P vào ngày 11/11 tới và đưa robot Philae nặng 100km lên bề mặt sao chổi. Tại đây, Philae sẽ thực hiện các thí nghiệm hóa học trong vòng sáu tháng. Từ nay đến tháng 11, Rosetta sẽ còn rất nhiều việc phải làm.

Trước hết tàu vũ trụ này sẽ phải tránh các phân tử bụi và băng mà đuôi sao chổi 67P xả ra. Nó cũng sẽ phải tìm kiếm địa điểm đáp thích hợp cho robot Philae. ESA cho biết các quan sát cận cảnh ban đầu cho thấy sao chổi 67P có hình dáng gần giống một chú vịt.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video