Tàu vũ trụ của Nhật chạm vào tiểu hành tinh cách Trái Đất 300 triệu km

Tàu vũ trụ Hayabusa 2 có nhiệm vụ bắn một viên đạn xuống bề mặt tiểu hành tinh Ryugu để thu thập đất đá vụn, mang về Trái Đất.

Tàu vũ trụ Hayabusa 2 tiếp xúc thành công với tiểu hành tinh cổ Ryugu lúc khoảng 6h30 sáng hôm qua (giờ Hà Nội), Guardian đưa tin. Dữ liệu truyền về cho thấy con tàu đã đổi hướng và vận tốc, chạm xuống bề mặt tiểu hành tinh, theo Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).


Bóng của tàu Hayabusa 2 trong quá trình chạm xuống bề mặt tiểu hành tinh Ryugu. (Ảnh: JAXA).

Trung tâm điều khiển nhận được dữ liệu cho thấy Hayabusa 2 vẫn hoạt động tốt, Chisato Ikuta, phát ngôn viên JAXA, cho biết. Các nhà khoa học rất phấn khích với sự kiện này và đang tiếp tục phân tích dữ liệu từ con tàu.

Theo kế hoạch, khi tiếp xúc với Ryugu, con tàu phải bắn một viên đạn để khuấy động vật chất trên bề mặt, sau đó lấy mẫu đất đá mang về Trái Đất. Tiểu hành tinh này được cho là chứa nhiều nước và vật chất hữu cơ từ khoảng 4,6 tỷ năm trước, khi hệ Mặt Trời mới hình thành.

Hayabusa 2 cần thu thập 10 g đất đá vụn bằng dụng cụ đặc biệt gọi là "ống lấy mẫu". Số mẫu vật này sẽ được bảo quản trên tàu đến khi nó quay về, dự kiến đáp xuống Woomera, Nam Australia, vào năm 2020.


Hayabusa 2 bay tới tiểu hành tinh cổ Ryugu vào tháng 6/2018. (Ảnh: JAXA).

Hayabusa 2 tiếp cận Ryugu vào tháng 6 năm ngoái, sau hành trình kéo dài hơn ba năm ngoài không gian. Nhóm dự án tại JAXA từng lên kế hoạch chạm xuống tiểu hành tinh vào tháng 10, nhưng hoãn lại vì hình ảnh gửi về cho thấy bề mặt Ryugu gồ ghề hơn dự tính.

Ryugu thuộc nhóm thiên thể hình thành từ thời kỳ đầu của hệ Mặt Trời. "Ryugu là phần vật chất không bị gom vào để tạo nên các hành tinh. Chúng tôi muốn nghiên cứu tiểu hành tinh này vì nó cho thấy vật chất sơ khai như thế nào", John Bridges, giáo sư khoa học hành tinh tại Đại học Leicester, giải thích.

Một số vật chất tương tự từng rơi xuống Trái Đất dưới dạng thiên thạch, nhưng bị vỡ và cháy trong khí quyển. Chúng cũng nhanh chóng nhiễm bẩn khi lao xuống mặt đất. Trong khi đó, mẫu đất đá do Hayabusa 2 mang về sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu thiên thạch nguyên sơ.

Cập nhật: 23/02/2019 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video