Tàu vũ trụ già nhất của NASA tròn 45 tuổi

Phóng lần đầu tiên vào năm 1977, bộ đôi tàu thăm dò Voyager là nhiệm vụ hoạt động lâu nhất của NASA.


Mô phỏng tàu Voyager 2 bay ra ngoài Hệ Mặt trời. (Ảnh: NASA/ESA)

NASA phóng tàu Voyager 2 và 1 - hai phiên bản song sinh - vào ngày 20/8 và 5/9 năm 1977. Hai con tàu vẫn đang trong hành trình khám phá vũ trụ và là bộ đôi tàu thăm dò duy nhất thám hiểm không gian liên sao sau khi vượt qua nhật quyển. Nhật quyển là bong bóng bảo vệ tạo bởi từ trường của Mặt trời và luồng hạt tích điện gọi là gió Mặt trời.

Một số nhà nghiên cứu của NASA đang kết hợp quan sát của tàu Voyager với dữ liệu từ các nhiệm vụ khám phá vũ trụ gần đây hơn để xây dựng hình ảnh hoàn chỉnh của Mặt trời và cách nhật quyển tương tác với không gian liên sao.

"Các nhiệm vụ vật lý thái dương học cung cấp hiểu biết vô giá về Mặt trời, từ vành nhật hoa hay lớp ngoài cùng của khí quyển Mặt trời, tới kiểm tra tác động của Mặt trời trong hệ, bao gồm Trái đất", Nicola Fox, giám đốc Ban vật lý thái dương học tại trụ sở của NASA ở Washington, cho biết. "Trong 45 năm qua, nhiệm vụVoyager đã thay đổi hiểu biết của chúng ta về Mặt trời và ảnh hưởng của ngôi sao theo cách không tàu vũ trụ nào khác làm được".

Tàu 1 và 2 đã khám phá mọi hành tinh khổng lồ ở rìa ngoài hệ Mặt trời (sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương), 48 mặt trăng cùng hệ thống vành đai và từ trường độc đáo của chúng.

Tính đến tháng 4/2020, tàu Voyager 1 ở cách Mặt trời 22,4 tỷ km và tiếp tục nhiệm vụ khám phá những nơi xa xôi trong vũ trụ.

Cập nhật: 20/08/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video