Tàu vũ trụ Juno tiếp cận thành công Sao Mộc lần thứ ba

Tàu vũ trụ Juno của NASA đã thực hiện thành công lần thứ ba tiếp cận Sao Mộc. Thời điểm nó đến gần Sao Mộc nhất là 19:04 hôm 11/12 (giờ Việt Nam) khi tàu di chuyển với tốc độ 207.600km/giờ.

Thứ 2 vừa qua, NASA xác nhận rằng tàu vũ trụ Juno đã bắt đầu vòng quỹ đạo thứ ba của nó quanh Sao Mộc. Một vòng bay quanh Sao Mộc của tàu Juno kéo dài 53 ngày, nên lần tiếp cận thứ tư sẽ diễn ra vào 2/2/2017.

Tàu vũ trụ Juno khi đến điểm gần Sao Mộc nhất, gọi là điểm perijove, sẽ cách bầu khí quyển Sao Mộc một khoảng 4.150km, cho phép tàu thực hiện các phép tính toán cực kỳ chính xác về từ trường, trọng lực và các thành phần hóa học của hành tinh.

Khi đến điểm perijove, 7 trong 8 công cụ được tích hợp trên Juno sẽ hoạt động liên tục và gửi dữ liệu về Trái Đất để các chuyên gia ở NASA phân tích.

Theo điều tra viên chính của sứ mệnh Juno, ông Scott Bolton tại Viện nghiên cứu Tây Nam San Antonio, đây là sứ mệnh đầu tiên của con người chính thức thăm dò kỹ lưỡng về trường hấp dẫn của Sao Mộc.

"Chúng tôi rất muốn tìm hiểu về trường hấp dẫn của Sao Mộc để tiết lộ về quá khứ và tương lai bầu khí quyển khổng lồ của nó", ông cho biết vào buổi họp báo vừa qua.


Mô phỏng tàu Juno khi tiếp cận Sao Mộc. (Ảnh: NASA).

Công cụ duy nhất không hoạt động khi Juno đạt đến điểm perijove là JIRAM. Đây là công cụ tiến hành cập nhật về các quá trình xử lý dữ liệu khoa học. JIRAM dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ điểm perijove thứ tư, tháng 2 năm sau.

Cũng trong buổi họp báo, các nhà khoa học ở NASA cho biết họ từng có ý định giảm số ngày của một vòng quỹ đạo Juno quanh Sao Mộc từ 53 ngày xuống còn 14 ngày. Việc rút ngắn thời gian sẽ khiến tàu ít sử dụng nhiêu liệu hơn. Tuy nhiên, sau một quá trình kiểm tra máy móc tổng thể, nhận thấy động cơ của tàu không cho phép việc bay nhanh đến thế.

Juno dự kiến sẽ bay quanh Sao Mộc trong 20 tháng tới, trong suốt thời gian này nó sẽ thu thập được không chỉ những điều chúng ta muốn biết về Sao Mộc, mà còn những điều chúng ta hoàn toàn chưa từng nghĩ đến về nó, hay xa hơn là liên hệ đến những ngoại hành tinh trong các hệ sao khác.

Tuy vậy, dù các thiết bị máy móc của Juno được bao bọc bởi các lớp bảo vệ đặc biệt, nhưng tuổi thọ của Juno có lẽ sẽ không kéo dài như dự kiến. Sao Mộc phóng ra lượng bức xạ khổng lồ chứa đầy các hạt ion hóa làm xói mòn Juno.

Việc này là không thể tránh khỏi và không thể khôi phục được, nếu nhận thấy Juno sắp phải kết thúc sứ mệnh, các nhà khoa học ở NASA sẽ tiến hành cho tàu tự rơi vào Sao Mộc để bốc cháy và hòa vào khí quyển của nó, tránh việc rơi vào các vệ tinh của Sao Mộc làm lây nhiễm vi khuẩn lên chúng.

Cập nhật: 19/12/2016 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video