Tàu vũ trụ Nhật thả robot cuối cùng xuống tiểu hành tinh

Tàu Hayabusa 2 thả MINERVA-II2, robot với nhiệm vụ chính là nghiên cứu lực hấp dẫn của tiểu hành tinh Ryugu, trước khi trở về Trái Đất.


Ảnh chụp robot MINERVA-II2 khi tách ra khỏi tàu Hayabusa 2. (Ảnh: Space).

Robot MINERVA-II2 tách khỏi tàu Hayabusa 2 ở độ cao khoảng một km hôm 3/10, theo Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Độ cao này lớn hơn nhiều so với hai robot trước đó, MINERVA-II1A và MINERVA-II1B. Cuối năm ngoái, hai robot này được thả xuống ở độ cao 50 m.

Sự chênh lệch này là cần thiết vì MINERVA-II2 có nhiệm vụ khác hai "anh em" của mình. Robot này sẽ bay quanh Ryugu 8 lần trong 5 ngày rồi mới hạ cánh xuống bề mặt tiểu hành tinh. Trong thời gian này, tàu Hayabusa 2 sẽ bay ở độ cao khoảng 8 -10km để theo dõi và chụp ảnh. Hành trình của MINERVA-II2 sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu chính xác hơn trường hấp dẫn của Ryugu.

MINERVA-II2 tách khỏi tàu vũ trụ và di chuyển với tốc độ ước tính 13-17cm/s. Trước khi thả robot này, Hayabusa 2 đã thả hai khối cầu nhỏ xuống tiểu hành tinh để tập luyện hôm 16/9. Robot MINERVA-II2 dự kiến sẽ hoạt động đến ngày 8/10.

Tàu vũ trụ Hayabusa 2 sẽ rời khỏi Ryugu và bắt đầu trở về Trái Đất cuối năm nay, mang theo hộp chứa những mẫu vật quý giá để các nhà khoa học phân tích. Con tàu dự kiến hạ cánh xuống Nam Australia cuối năm 2020.

Cập nhật: 04/10/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video