Tàu thăm dò nghiên cứu mang tên Hằng Nga 3 của Trung Quốc vừa lập kỷ lục là con tàu vũ trụ ở lại Mặt Trăng lâu nhất.
Vào ngày 14/12/2013, tàu vũ trụ "Hằng Nga 3" của Trung Quốc đáp xuống mặt Trăng. Đây là dấu mốc cực kỳ quan trọng của nền khoa học vũ trụ nước này. Trước Trung Quốc chỉ có Mỹ và Liên Xô cũ thực hiện thành công việc này. Tính cho đến nay "Hằng Nga 3" đã có hơn 2 năm làm việc ở Mặt Trăng.
Tuy nhiên, tàu "Hằng Nga 3" còn có điểm hơn tàu vũ trụ của hai nước trước đó về khoản thời gian lưu lại Mặt Trăng khi nó có hơn hai năm làm việc tại thiên thể này. Thậm chí "có vẻ như Hằng Nga 3 sẽ tiếp tục tiếp tục làm việc", Ye Peijian, nhà khoa học của Trung Quốc cho biết.
"Hằng Nga 3" là tàu vũ trụ làm việc ở Mặt Trăng lâu nhất từ trước đến nay.
Để có thể hoạt động lâu, "Hằng Nga 3" có chế độ "ngủ đông" nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Các thiết bị khoa học không phải làm việc liên tục nên "tuổi thọ" được tăng cao. Cho đến nay giới khoa học vũ trụ Trung Quốc cho biết các kính viễn vọng thiên văn và các thiết bị khảo sát khác vẫn đang làm việc tốt.
Việc quan sát Mặt Trăng từ Trái đất hay vệ tinh được cho là vẫn chưa thể khám phá hết được thiên thể nay. Bởi lẽ có một phần bị che khuất do lực hấp dẫn khiến các thiết bị không thể tiếp cận được, tuy nhiên, việc đáp xuống được Mặt Trăng giúp công việc nghiên cứu, thu thập dữ liệu sẽ dễ dàng hơn.
Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ đưa tàu thăm dò "Hằng Nga 4" vào phần bóng tối của Mặt Trăng vào năm 2018. Xa hơn, Trung Quốc muốn đưa con người đặt chân xuống thiên thể này vào năm 2020.