Tên lửa đẩy mới của Mỹ sẽ bay liên tục 5 năm

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chế tạo một loại động cơ đặc biệt, cho phép tên lửa bay liên tục trong hơn 48.000 giờ.

Chế tạo động cơ có khả năng hoạt động liên tục trong vài năm là một trong những mục tiêu của Evolutionary Xenon Thruster (EXT) - một dự án mà NASA đang thực hiện. NASA đã thử nghiệm động cơ tên lửa mới của họ từ 5,5 năm trước (tương đương hơn 48.000 giờ) và tới nay nó vẫn hoạt động, Space đưa tin. Đây là động cơ tên lửa hoạt động lâu nhất trong lịch sử loài người.


Động cơ đẩy ion của NASA hoạt động liên tục trong hơn 48.000 giờ. (Ảnh: NASA)

Sản phẩm của NASA là động cơ đẩy ion. Nó có khả năng tạo ra điện từ ánh sáng mặt trời. Dòng điện giúp nó phóng các ion xenon để tạo ra lực đẩy. Tốc độ phóng ion của nó lên tới 144.000km/h. Đây là một trong những loại động cơ mà con người có thể sử dụng trong không gian.

Mặc dù động cơ đẩy mới đang đạt kỷ lục về thời gian hoạt động, ban quản lý dự án vẫn quyết định ngừng thử nghiệm nó.

"Chúng tôi sẽ tắt động cơ vào cuối tháng 6. Khả năng và thời gian hoạt động của nó vượt qua mọi yêu cầu đối với những chuyến bay vũ trụ trong tương lai", ông Michael Patterson, một nhà nghiên cứu của dự án, phát biểu.

Sự ra đời của động cơ mới sẽ giúp NASA biến giấc mơ bay tới những hành tinh xa xôi trở thành hiện thực. Chẳng hạn, với công nghệ tên lửa đẩy hiện nay, con người cần hơn 500 ngày để bay tới sao Hỏa. Khoảng thời gian đó sẽ tăng thêm nhiều lần đối với những hành tinh xa hơn.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video