Tên lửa Electron mất lái, vụ phóng 7 vệ tinh thất bại

Bộ tăng áp của tên lửa Electron do hãng hàng không vũ trụ Mỹ Rocket Lab chế tạo đã không đạt được quỹ đạo khi cố gắng phóng bảy vệ tinh nhỏ cho ba khách hàng khác nhau vào hơn 4 giờ sáng 5-7 theo giờ Việt Nam.

Lúc 9 giờ 19 phút tối 4-7 theo giờ địa phương New Zealand, tại khu vực phóng tên lửa của nước này, hai tầng tên lửa đẩy Electron mang theo bảy vệ tinh chụp hình ảnh Trái đất trên cao, bao gồm năm vệ tinh của công ty Planet, một vệ tinh của Canon Electronics và một vệ tinh cho các nhiệm vụ trong không gian có trụ sở tại Vương quốc Anh. Nhưng một vấn đề trong quá trình đốt cháy động cơ của tầng hai tên lửa đẩy đã khiến vụ phóng thất bại và bảy vệ tinh biến mất.

Giám đốc điều hành của Rocket Lab Peter Beck đã xin lỗi về sự thất bại trên Twitter. "Tôi vô cùng xin lỗi vì chúng tôi đã thất bại trong việc phóng các vệ tinh cho khách hàng ngày hôm nay. Hãy yên tâm, chúng tôi sẽ tìm ra vấn đề, khắc phục nó và sớm quay lại".


Tên lửa Electron của Rocket Lab cất cánh với bảy vệ tinh trên tàu trong vụ phóng từ bán đảo Mahia, New Zealand vào sáng sớm 5 -7 theo giờ Việt Nam. Vụ phóng không đạt được quỹ đạo, bảy vệ tinh của khách hàng bị mất. 

Việc phóng tên lửa được tiến hành theo kế hoạch trong những phút quan trọng đầu tiên của chuyến bay. Nhưng khoảng sáu phút sau khi phóng, video phát sóng trực tiếp của công ty cho thấy tên lửa bắt đầu mất tốc độ và độ cao. Sau đó, Rocket Lab đã cắt nguồn cấp dữ liệu video trực tiếp.

Công ty đã thông báo ngay sau đó trên Twitter rằng có vấn đề với tên lửa khiến vệ tinh bị mất.

Rocket Lab ban đầu lên kế hoạch phóng tên lửa Electron vào ngày thứ Sáu, 3-7, nhưng đã hoãn chuyến bay đến Chủ nhật, ngày 5-7 do thời tiết xấu. Song thời tiết tốt hơn đã khiến Rocket Lab thay đổi lịch phóng sớm hơn một ngày. Điều này rất hiếm trong ngành công nghiệp vũ trụ. Thông thường, ngày phóng dời sang muộn hơn thay vì rút ngắn lại.

Nhiệm vụ chuyến bay thứ 13 của Rocket Lab được đặt tên là "Pics or it did not Happen" gắn trên đầu bảy vệ tinh chụp ảnh Trái đất trên tàu tên lửa. Chuyến bay này là phóng thứ hai của Rocket Lab trong ba tuần. Đó là thời gian quay vòng nhanh nhất của công ty cho đến nay.

Trọng tải lớn nhất trên tàu là vệ tinh CE-SAT-IB của Canon Electronics - một vệ tinh nhỏ được lắp camera có độ phân giải cao và góc rộng để chụp ảnh Trái đất. Cũng trong tên lửa đẩy Electron là năm vệ tinh chụp ảnh Trái đất SuperDove của công ty Planet. Cuối cùng là một vệ tinh nhỏ có tên Faraday-1 của công ty Anh In-Space.

"Nhóm In-Space hoàn toàn sốc bởi tin tức này. Hai năm làm việc chăm chỉ của nhóm kỹ sư đã tan thành mây khói”, In-Spac viết trên Twitter ngay sau khi vụ việc được công bố.

Giám đốc điều hành của Planet, Will Marshall cũng tuyên bố mất các vệ tinh trên Twitter, đồng thời lưu ý rằng công ty đã có kế hoạch phóng thêm các vệ tinh vào mùa hè này trên hai lần phóng riêng biệt. "Mặc dù nó không bao giờ là kết quả mà chúng tôi hy vọng, nhưng nguy cơ thất bại luôn được tính đến", công ty cho biết trong một tuyên bố.

Kể từ khi thành lập, Rocket Lab đã phóng tổng cộng 53 tàu vũ trụ trên 12 nhiệm vụ riêng biệt và phần lớn các chuyến bay đó đã thành công. Chỉ chuyến bay đầu tiên của công ty, được phóng vào năm 2017, đã không đạt được quỹ đạo do vấn đề từ xa, không phải là vấn đề với tên lửa.

Rocket Lab cần xác định nguyên nhân gây ra sự bất thường để có kế hoạch lớn cho tương lai, bao gồm cả nhiệm vụ sắp tới lên mặt trăng. Công ty dự kiến sẽ phóng một vệ tinh thu nhỏ lên Mặt trăng vào năm 2021 trong một phần hợp đồng với NASA trị giá 9,95 triệu USD.

Cập nhật: 07/07/2020 Theo Nhân Dân
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video