Tên lửa Falcon 9 đưa vệ tinh vào quỹ đạo, trở về Trái Đất an toàn

Ngày 14/8, một lần nữa con tàu vũ trụ Falcon 9 của công ty SpaceX (Mỹ) đã quay trở lại Trái Đất thành công ở giai đoạn đầu tiên trên một chiếc tàu không người lái trên Thái Bình Dương sau khi đưa một vệ tinh viễn thông của Nhật Bản đi vào quỹ đạo.

Trong năm nay, công ty SpaceX có trụ sở tại California đã thực hiện tổng cộng 6 vụ thử nghiệm thu hồi tên lửa, trong đó có một vụ tiếp đất và 5 vụ đáp xuống tàu không người lái trên biển và chỉ có một vụ hồi tháng 6 là thất bại.

Tất cả mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ trong giai đoạn đầu tiên khi tên lửa tiếp cận vuông góc khoảng 9 phút sau khi đáp xuống tàu không người lái đã neo đậu sẵn trên biển, vốn được xây dựng như một bến đỗ trên Thái Bình Dương.

Thử nghiệm đưa tên lửa quay trở về Trái Đất sau khi đưa thiết bị thăm dò lên trạm vũ trụ là một phần trong những nỗ lực của Space X để sản xuất tên lửa tái sử dụng một cách hoàn thiện.


Tên lửa đẩy Falcon 9 rời bệ phóng tại Mũi Canaveral ngày 8/4. (Nguồn: AFP/TTXVN).

Nếu thử nghiệm thành công, công ty hy vọng sẽ giảm đáng kể chi phí vận chuyển lên vũ trụ.

Thông thường, những quả tên lửa này chỉ sử dụng được duy nhất một lần, sau khi hoàn thành nhiệm vụ đó nó bốc cháy và rơi xuống biển.

Ước tính, mỗi quả tên lửa Fakcon 9 trị giá 60 triệu USD, trong khi chi phí nhiên liệu cho mỗi lần phóng lên quỹ đạo là 200.000 USD.

JCSAT-16 là vệ tinh viễn thông thứ hai của Space X được phóng trong năm nay, thiết bị này cho cung cấp nhiều dịch vụ vũ trụ rộng rãi hơn như sự tải hình ảnh, chuyển dữ liệu trong các nước châu Á, Nga, châu Đại dương, Trung Đông và Bắc Mỹ.

Tại thời điểm này, giai đoạn hai của Falcon 9 dự kiến được phóng vào lúc 1h26' (giờ địa phương) từ căn cứ không quân Cape Canaveral tại Frorida, mang theo thiết bị thăm dò JCSAT-16 lên vũ trụ.

Thành lập năm 2002, SpaceX thuộc quyền quản lý của tỷ phú công nghệ Elon Musk. Hiện tập đoàn tư nhân này là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về vận chuyển trong không gian và là một đối tác của NASA.

Từ lâu, SpaceX có ý định mở rộng sang công nghệ tên lửa bằng cách phát triển các loại tên lửa có khả năng tái sử dụng sau mỗi lần phóng tàu vũ trụ. Tham vọng này sẽ giúp tập đoàn vũ trụ tư nhân tiết kiệm hàng triệu USD cho mỗi lần phóng.

Cập nhật: 16/08/2016 Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video